XỬ LÝ ĐÚNG VẾT THƯƠNG BỊ CHÓ, MÈO CẮN

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS Nguyễn Thị Vàng.

Hiện nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý vết thương khi bị chó cắn đúng cách và được tiêm vắc-xin phòng dại kịp thời là việc làm cần thiết để bảo vệ tính mạng khi ai đó bị chó, mèo cắn.

Bị chó, mèo cắn nguy hiểm như thế nào?.

          Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Đa phần các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong.

Cần làm gì khi bị chó, mèo cắn?

Cách tốt để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại là xử lý vết chó cắn, mèo cắn là làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.

Nếu một người mới bị lây vết cắn động vật thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự (nếu có).

Sau khi thực hiện sơ cứu đúng cách, cần nhanh chóng đưa người bị cắn đến các cơ sở tiêm chủng, bệnh viện để được kiểm tra vết cắn. Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại và vắc xin uốn ván phù hợp. Trong một số trường hợp khẩn cấp, người bị cắn có thể được chỉ định tiêm thêm huyết thanh giúp trung hòa độc tố.

Những điều cần tránh khi bị chó, mèo cắn

  • Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.
  • Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

 Theo dõi cả người và chó

Trong 10 ngày đầu tiên sau khi bị chó cắn, người bệnh cần theo dõi sức khỏe của bản thân và tình trạng của con chó/vật nuôi. Đây là vấn đề quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua, bởi sau khi lên cơn dại và cắn người, chúng chỉ sống được trong khoảng 10 ngày.

Nếu theo dõi sau 10 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh thì có nghĩa lúc cắn người chúng chưa mắc bệnh dại và không thể lây nhiễm virus sang người. Trong trường hợp nếu không thể theo dõi vật nuôi sau cắn mình, để đảm bảo sức khỏe nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm nhất để điều trị bệnh kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vnvc.vn/bi-cho-can-nen-lam-gi/

https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/huong-dan-xu-ly-dung-vet-thuong-bi-cho-meo-can/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/bac-si-tu-van/bi-cho-can-chay-mau-phai-xu-ly-the-nao

https://vncdc.gov.vn/benh-dai-nd14503.html

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •