Xoắn tinh hoàn ở trẻ em là gì?
Là hiện tượng xoắn các cấu trúc của thừng tinh, ngăn cản nguồn máu cung cấp khiến cho tinh hoàn bị thiếu dưỡng chất dẫn tới hoại tử hoặc teo tinh hoàn-mào tinh. Sơ sinh và tiền dậy thì là lứa tuổi thường gặp nhất. Đây là bệnh lí cần cấp cứu ngoại khoa, nếu đến muộn có thể tinh hoàn xoắn bị cắt bỏ.
Các triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em có thể nhận biết
Đau tinh hoàn: Ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc co gập đùi. Ở trẻ lớn có thể nhận biết cảm giác và vị trí đau. Khi sờ nắn tinh hoàn rất đau. Nâng tinh hoàn không giúp cải thiện triệu chứng đau.
Bìu phù nề, đỏ, mất phản xạ cơ bìu.
(Tinh hoàn bị xoắn sẽ sưng và lớn nhanh rất rõ, nó nằm ngang và cao hơn so với tinh hoàn còn lại).
Các triệu chứng đi kèm: Trẻ thường quấy khóc; sốt nhiều ngày, nhất là về đêm và rạng sáng; cơ thể trẻ suy nhược, suy dinh dưỡng.
Bệnh xoắn tinh hoàn sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
Tinh hoàn là bộ phận đảm nhiệm chức năng sản xuất tinh trùng, khi bị xoắn có thể dẫn đến biến chứng mất khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn, biến chứng hoại tử tinh hoàn và có nguy cơ tiến triển thành yếu tố tiền ung thư tinh hoàn.
Khi trẻ bị xoắn tinh hoàn phải làm sao?
Khi nghi ngờ trẻ bị xoắn tinh hoàn, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng mắc bệnh, cũng như sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Việc phát hiện sớm các triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ, thầy thuốc sẽ dễ dàng điều trị hơn và không để lại biến chứng nguy hiểm.
Các nguyên tắc điều trị xoắn tinh hoàn
Có chỉ định phẫu thuật thăm dò khi nghi ngờ trẻ bị xoắn tinh hoàn.
Giải quyết sớm tình trạng xoắn tinh hoàn để ngăn ngừa tình trạng tinh hoàn của trẻ có thể bị hoại tử.
BSCKII. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA