VÌ SAO PHẢI XÉT NGHIỆM?
Xét nghiệm là một phần quan trọng trong việc theo dõi thai kỳ, để tầm soát và chẩn đoán những bất thường của hai mẹ con, được bác sĩ chỉ định đúng thời điểm, xét nghiệm Streptococcus B (GBS) là một trong số những xét nghiệm cần thực hiện.
STREPTOCOCCUS B LÀ GÌ?
Strep B (GBS) là một loại vi khuẩn phổ biến thường được tìm thấy trong âm đạo, trực tràng của nhiều phụ nữ khỏe mạnh , Cứ 3 người trưởng thành thì có 1 người “mang” GBS trong ruột và 1/4 chị em mang vi khuẩn này ở “vùng kín”, nó là vô hại cho những người mang, nhưng nếu không điều trị, nó có thể được truyền cho em bé trong khi sinh con.
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÉ BỊ NHIỄM GBS TỪ MẸ NHƯ THẾ NÀO?
KHỞI PHÁT SỚM VÀI GIỜ SAU KHI TRẺ SINH RA
- Nhiễm trùng máu
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Khó thở
- Tim và huyết áp không ổn định
&emsp- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa và thận
KHỞI PHÁT MUỘN
&emsp- viêm màng não sau khi trẻ được sinh ra 1 tuần hoặc vài tháng.
&emsp- Nhiễm trùng huyết, triệu chứng phổ biến nhất.
YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM GBS CHO BÉ
- Người mẹ chuyển dạ sớm (trước 37 tuần thai)
- Vỡ ối sớm (trước 37 tuần) mà không có dấu hiệu chuyển dạ
- Vỡ ối sớm tới 18 – 24 tiếng trước khi sinh bé
- Sốt cao (37.80 C trở lên) trong quá trình chuyển dạ
- Đã từng mang GBS trong lần mang thai gần đây
- GBS tìm thấy trong nước tiểu khi đang mang thai (dù đã được điều trị thì cũng nên có sự đề phòng trong quá trình chuyển dạ)
- Đứa con trước đó bị nhiễm GBS
XÉT NGHIỆM STREP B DÀNH CHO AI?
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện cho tất cả phụ nữ đang mang thai . Nhiễm GBS sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào (nó không liên quan đến strep A, loại gây nhiễm trùng cổ họng). Điều đó có khả năng gây ra rắc rối đến lúc sinh nở, bởi vì một em bé nhiễm GBS trong khi sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tử vong cao. Nếu thai phụ được tầm soát và phát hiện đúng thời điểm sẽ được điều trị dự phòng lây truyền cho con trong khi chuyển dạ, mọi nguy cơ đối với em bé của bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
KHI NÀO XÉT NGHIỆM STREP B ĐƯỢC THỰC HIỆN?
Xét nghiệm này thường được thực hiện giữa tuần 35 và tuần thứ 37 của thai kỳ (thử nghiệm trước 35 tuần không chính xác trong việc dự đoán ai sẽ mang GBS vào thời điểm chuyển dạ).
MỘT SỐ DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG KHI TRẺ NHIỄM GBS
- Hôn mê, ngủ lịm
- Không ăn hoặc ăn kém
- Huyết áp thấp
- Nhiệt độ cơ thể cao hoặc thấp hơn bình thường
- Hay cáu kỉnh
- Nhịp tim cao hoặc thấp hơn bình thường
- Nhịp thở cao hoặc thấp hơn bình thường
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA BÉ BỊ NHIỄM GBS?
Điều trị kháng sinh IV mỗi 4 giờ cho mẹ bầu khi bắt đầu đi vào chuyển dạ cho đến lúc sinh
RỦI RO
Không có rủi ro nào liên quan đến việc thử nghiệm GBS. Rất an toàn thông qua xét nghiệm – và, nếu cần thiết, điều trị – có nghĩa là em bé của mẹ bị nhiễm GBS sẽ được bảo vệ khỏi nhiễm trùng GBS. Và đó là một điều rất tốt.
Nguồn từ CDC.
BS. Nguyễn Ngọc Hiếu