VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG SAU SINH

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

ĐƠN NGUYÊN KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

 

  1. Nguyên nhân:

Sau sinh là thời điểm nhạy cảm nhất do cơ thể phụ nữ chưa hồi phục hoàn toàn, do đó đây là thời điểm thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung

  1. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng tử cung sau sinh:

–  Ối vỡ sớm (kéo dài trên 18 giờ)

–  Chuyển dạ kéo dài

–  Khám cổ tử cung nhiều lần trong chuyển dạ

–  Viêm màng ối

–  Sót nhau sau sinh

–  Bóc nhau nhân tạo

–  Băng huyết sau sinh

–  Nhiễm  khuẩn do liên cầu nhóm B trú ở âm đạo;viêm âm đạo do vi khuẩn khác

– Thiếu máu

– Tiểu đường

– Suy giảm miễn dịch

– Tình trạng kinh tế xã hội thấp

  1. Triệu chứng:

– Sốt xuất hiện sau sinh từ 2- 3 ngày

– Mạch nhanh >100 lần/phút, người mệt mỏi

– Sản dịch hôi, có thể lẫn mủ

– Tử cung co hồi chậm, cần xét nghiệm lấy sản dịch cấy tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ

– Một hình thái nặng hơn của viêm niêm mạc tử cung là viêm tử cung toàn bộ, quá trình viêm nhiễm có thể lan tới lớp cơ tử cung với những ổ áp xe nhỏ; các triệu chứng lâm sàng có dấu hiệu nặng hơn viêm niêm mạc tử cung và dễ gây nên viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng máu.

  1. Điều trị:

– Sử dụng kháng sinh toàn thân (tiêm), theo kháng sinh đồ như: ampicillin, gentamycin

– Hạ sốt

– Nâng tổng trạng

– Thuốc làm tăng co bóp tử cung như: oxytocin, ergometrine

– Nếu nguyên nhân do sót nhau thì phải đợi đến khi nhiệt độ cơ thể giảm hoặc hết sốt mới được nong nạo buồng tử cung

– Trong trường hợp nguyên nhân gây viêm tử cung toàn bộ phải cắt bỏ tử cung toàn phần và xét nghiệm cấy máu để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng huyết

  1. Dự phòng viêm nội mạc tử cung:

– Đảm bảo vô khuẩn khi đỡ sinh, thăm khám, các thủ thuật

– Đảm bảo không sót nhau trong tử cung, xử trí tốt các tổn thương đường sinh dục khi sinh

– Thực hiện thủ thuật nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương mô, cầm máu tốt

– Phát hiện sớm và điều trị tích cực các trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh dục trước, trong và sau sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bộ Y Tế (2016). “Nhiễm trùng hậu sản”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
  2. Phát đồ điều trị sản phụ khoa bệnh viện Từ Dũ năm 2023 (tr186-190)
  3. https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/postpartum-care/infections-of-the-uterus-after-delivery

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •