ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ Y KHOA

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

 Sự cố y khoa là điều không một ai mong muốn trong công tác phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, trong cả nước gần đây, sự phát triển của truyên thông, các sự cố y khoa được nêu nhiều hơn trên mặt báo. Do vậy, Vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em thuộc Bộ Y Tế đã nhanh chóng mở hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với sự cố y khoa” trong lĩnh vực Sản Nhi, được tổ chức vào ngày 20 tháng 8 năm 2018 tại bệnh viện Pasteur T/P Hồ Chí Minh,với sự tham dự của các Sở Y Tế, các bệnh viện Sản-Nhi khu vực phía Nam. Trong đó có sự tham dự của Sở Y Tế An Giang và bệnh viện Sản Nhi AG.


710x320-8 QLCL

 Nhiều bài báo cáo của Bộ Y tế và các bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, như Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ đã được trình bày về nguyên nhân và kinh nghiệm ứng xử của các bệnh viện khi tiếp nhận một phản hồi về sự cố y khoa, cụ thể như:

  -Nhận ra được đặc điểm của truyền thông từ báo chí và các trang báo mạng. Do yêu cầu cập nhật thật nhanh các tin tức vừa nắm được để nhiều người vào xem ( câu like), nên họ nhanh chóng đưa ngay những tin tức vừa nhận được, mặc dù thiếu kiến thức sâu về y tế, chưa nghiên cứu và phân tích kỹ, nên nội dung trang tin có tính chất khơi gợi, thiếu khách quan, chưa thật sự quan tâm tới lợi ích công đồng.

  -Ngược lại, ngành y, tâm lý an phận, thiếu và chưa coi trọng kỹ năng truyền thông. Nên đứng trước các thông tin không tốt thường có tâm lý rụt rè và né tránh. Điều đó lại càng tạo thêm thắc mắc từ dư luận xã hội.

  Do vậy, sau hội nghị, một kinh nghiệm lớn là các thầy thuốc rất cần phải tôn trọng tự do ngôn luận, không né tránh; hợp tác cởi mở, minh bạch và thân thiện; kịp thời và nhanh chóng cung cấp thông tin kịp thời; không từ bỏ quyền phát ngôn của mình.


710x320-8 QLCL1

 Qua đó, Bộ Y Tế đề nghị, khi có tin tức sự cố được nêu, ngay lập tức cần phải thành lập ngay tổ xử lý; nhanh nhất và sớm nhất chủ động đưa ra thông điệp đầu tiên để trấn an dư luận.

 Liền ngay sau đó, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận nguồn tin, người có thẩm quyền hoặc chuyên gia; giải thích các kiến thức y một cách khoa học; nêu các thông tin về trường hợp tương tự vá cung cấp thông tin đó qua các thông cáo báo chí, trả lời điện thoại. Nếu thấy cần thiết, có thể họp báo, tạo nhóm trên các mạng xã hội (như facebook, tường thuật trực tuyến, live streaming) để chủ động cung cấp thông tin kịp thời, đúng thời điểm, chính xác, công khai và minh bạch.

 Cần phản ứng nhanh và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu hút sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan truyền thông đối với hoạt động của ngành.

  Ngoài ra, cần tiến hành đồng thời cách tự bảo vệ qua các phương tiện truyền thông riêng (website, facebook); bảo vệ các thầy thuốc; bảo vệ uy tín nghề nghiệp.

  Và điều quan trọng nhất, là chỉ nên có một đầu mối phát ngôn nhất quán, phải là người có thẩm quyền, có uy tín, tạo được thân thiện, tạo được thiện cảm.

  Cuối cùng, một lời khuyên từ Bộ Y Tế, các thầy thuốc luôn coi trọng giao tiếp, tư vấn rõ ràng minh bạch để tạo sự đồng thuận từ người bệnh và gia đình.

BS CKII Lê Văn Đức – Phòng Quản lý chất lượng BV Sản Nhi An Giang
(Nguồn: Tài liệu hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với sự cố y khoa” trong lĩnh vực Sản Nhi, tổ chức vào ngày 20 tháng 8 năm 2018 tại bệnh viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •