* Tổng quan:
– Là khối u vùng chậu thường gặp ở người phụ nữ.
– Đa số lành tính. Tỷ lệ ác tính 0,1% – 0,2%.
– Thường gặp ở những người phụ nữ sau 30 tuổi. Tuy nhiên, u xơ tử cung có thể gặp ở người phụ nữ ở mọi lứa tuổi, có gia đình hoặc chưa có gia đình, đã có sanh hoặc chưa có sanh lần nào.
– Thường có nhiều nhân xơ với kích thước khác nhau.
– Khối u xơ thường phát triển chậm.
*Biến chứng của u xơ: tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u
+ Trong cơ tử cung: làm biến dạng lòng tử cung (nếu khối u to), có thể hoại tử khi có thai, gây hiếm muộn, gây sẩy thai, sanh non, ngôi bất thường, chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ ngưng tiến triển, băng huyết sau sanh.
+ Dưới niêm: làm RK, RH, cường kinh, biến dạng lòng TC (nếu to).
+ Ở eo tử cung: có thể thành khối u tiền đạo khi có thai (u nằm ở mặt sau), chèn ép niệu quản gây thận ứ nước (nằm ở mặt bên – hiếm).
+ Trong dây chằng rộng (ở đoạn eo TC): có thể chèn ép niệu quản (hiếm).
+ Ở đoạn kẽ: gây hiếm muộn.
+ UXTC to chèn ép vào BQ làm tiểu nhiều lần, vào T.tràng gây táo bón.
– Để phát hiện sớm UXTC cần phải khám PK định kỳ mỗi 3 tháng
*Khám phụ khoa:
– Khám bụng: UXTC không quá to thì có thể sờ thấy khối u vùng hạ vị, mật độ cứng, di dộng dễ.
– Khám âm đạo:
+ Khám bằng mỏ vịt: phát hiện nhân xơ ở CTC hoặc nhân xơ dưới niêm có cuống.
+ Khám bằng tay: khám có thể cho thấy một khối u cứng,bề mặt lồi lõm, di động theo tử cung, không đau.
*Xét nghiệm thật sự cần thiết trong u xơ tử cung:
+ SA tử cung – phần phụ: (ngã bụng hoặc ngã âm đạo)
– Xác định vị trí, số lượng, kích thước của nhân xơ.
– Chẩn đoán phân biệt với các khối u vùng chậu: khối u buồng trứng.
– Theo dõi sự tiến triển của u xơ tử cung.
– Siêu âm màu nếu nghi ngờ ác tính.
+ SA có bơm nước vào lòng tử cung:
- Chẩn đoán những khối u xơ dưới niêm mạc.
+ Nội soi buồng tử cung:
- Là phương tiện vừa chẩn đoán vừa điều trị nhân xơ dưới niêm.
* Điều trị:
+Các dữ kiện cần biết trước khi ra quyết định dieu tri:
- Vị trí, kích thước của khối u.
- Khối u có gây ra biến chứng gì hay không?
- Tuổi của bệnh nhân (ví dụ: bệnh nhân có gần tuổi mãn kinh hay chưa?).
- Bệnh nhân còn mong muốn có con hay không?
- Bệnh lý đi kèm.
*Các phương pháp đều trị UXTC:
+Theo dõi khối u –> SA tử cung –> phần phụ kiểm tra mỗi 3 tháng.
- Kích thước khối u nhỏ (< 3 cm) và không gây biến chứng.
- Bệnh nhân sắp mãn kinh (mãn kinh).
+ Nội khoa:
Mục đích:
- Làm cho kích thước khối u nhỏ lại để thuận lợi khi phẫu thuật.
VD: nếu khối u nhỏ, khi bóc u thì ít mất máu hơn, cắt tử cung ngả âm đạo hoặc cắt tử cung bằng phương pháp nội soi ổ bụng dễ dàng hơn.
- Điều trị triệu chứng đi kèm với u xơ: rong kinh, rong huyết, cường kinh, thống kinh.
- Điều trị tạm thời khi bệnh nhân chưa đủ điều kiện để phẫu thuật.
- Điều trị bằng nội tiết tố
+ Ngoại khoa.
Chỉ định:
- UXTC to > thai 12 tuần (do với kích thước này khối u dễ gây biến chứng chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và dễ gây thoái hóa); hoặc
- UXTC gây biến chứng chèn ép các cơ quan lân cận (chèn ép niệu quản gây thận ứ nước), hoặc
- Khối u nằm trong dây chằng rộng, hoặc
- UXTC gây biến chứng rong kinh, rong huyết, cường kinh kéo dài (u xơ dưới niêm), hoặc
- UXTC hóa ác tính (u xơ to lên trong thời kỳ mãn kinh), hoặc
- UXTC gây sẩy thai nhiều lần, hoặc
- UXTC gây hiếm muộn (chỉ được chẩn đoán sau khi đã loại trừ các nguyên nhân gây hiếm muộn khác).
+Các phương pháp phẫu thuật:
Bóc u:
- Là phương pháp điều trị bảo tồn.
- Thường áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, muốn có con.
- Có thể thực hiện bóc u qua đường bụng hoặc nội soi ổ bụng hoặc nội soi buồng tử cung (nhân xơ dưới niêm).
– Ưu điểm: + Thời gian phẫu thuật ngắn. + Mất máu ít.
+ Ít tổn thương cơ quan lân cận. + Bệnh nhân còn giữ được TC
– Khuyết điểm:
+ Không phải nhân xơ nào cũng có thể bóc được.
+ Có thể bị tái phát nhân xơ. Tỷ lệ bị tái phát sau 5 năm là 50% – 60%, trong đó khoảng 10% – 25% cần phải phẫu thuật lại.
+ Nguy cơ vỡ tử cung khi có thai cao.
Cắt tử cung bán phần.
- Là chỉ cắt thân tử cung để lại cổ tử cung.
- Thường áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi, đủ con hoặc u xơ không thể bóc được.
- Có thể cắt tử cung bán phần qua đường bụng hoặc nội soi ổ bụng.
- Ưu điểm (so với cắt tử cung toàn phần)
+Thời gian phẫu thuật ngắn +Ít mất máu hơn.
+Ít tổn thương cơ quan lân cận hơn: bàng quang, niệu quản, trực tràng.
- Khuyết điểm: Có thể mắc các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung.
– Cắt tử cung toàn phần :
+ Là cắt thân tử cung và cắt luôn cổ tử cung.
+ Thường áp dụng cho những bệnh nhân lớn tuổi, đủ con.
+ Có thể kèm theo cắt phần phụ (buồng trứng và vòi trứng) hoặc không cắt. Quyết định cắt hay phần phụ hay không tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân.
+ Có thể cắt tử cung toàn phần qua đường bụng hoặc nội soi ổ bụng.
- Ưu điểm (so với cắt tử cung bán phần)
+ Không còn nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung.
- Khuyết điểm (so với cắt tử cung bán phần)
+ Thời gian phẫu thuật dài. + Mất máu nhiều hơn.
+ Dễ tổn thương cơ quan lân cận hơn: bàng quang, niệu quản, trực tràng.
Cắt tử cung ngả âm đạo.
+Thuyên tắc động mạch tử cung.
Tài liệu tham khảo:
Sản phụ khoa tập II Bộ môn Phụ Sản Trường ĐHYD TPHCM U xơ tử cung trang 832