U MÁU Ở TRẺ EM

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

1          Khái niệm

U máu là u lành tính thường gặp nhất ở trẻ em. U thường xuất hiện sau sinh 2 tuần. U phát triển nhanh trong năm đầu, sau đó ổn định và thoái triển một phần hoặc hoàn toàn từ lúc 5-10 tuổi.

U máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể: đầu, mặt, cổ, tay chân, quanh mắt, hầu họng, khí phế quản, âm hộ, gan… khoảng  60% U máu tập trung ở đầu, mặt, cổ.

2          Tần suất

30% trẻ mắc bệnh ở tuần đầu tiên hoặc tuần thứ tư sau khi sinh

Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh từ 1-3%, trẻ dưới 1 tuổi 10- 20%

15-30% trẻ nhỏ có nhiều sang thương

Tỉ lệ nam : nữ ; 3:1 đến 6:1

3          Nguyên nhân, diễn tiến

Hiện chưa rõ nguyên nhân, u máu không mang tính di truyền, không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, vệ sinh, ăn uống

Giai đoạn phát triển từ 6 – 8 tháng tuổi gây nguy hiểm nếu xuất hiện ở các vị trí quan trong trên cơ thể ( mi mắt , mũi , miệng, tai, hầu họng , hậu môn…có thể gây các biến chứng như loét,hoại tử, bội nhiễm thứ phát…thậm chí có thể tắc mạch, suy tim)

Giai đoạn ổn định: không tiến triển về màu sắc, kích thước cho đến 18 -20 tháng . 80%  u máu bẩm sinh sẽ biến mất hoặc không phát triển cho đến khi trẻ 5 tuổi và biến mất khi trẻ 7-10 tuổi

Thoái triển hoàn toàn 50% trẻ trước 5 tuổi và 90% trẻ trước 9 tuổi.

4          Xử trí u máu

4.1        Các trường hợp cần điều trị ngay

– U máu vùng thẩm mỹ lớn nhanh: quanh mắt, mặt, mũi, môi…(giai đoạn 0-9 tháng tuổi)

– U máu đường thở làm bé khò khè kéo dài

– U máu loét, nhiễm trùng, chảy máu

4.2        Điều trị

– Trẻ có u máu cần điều trị sớm trước 3 tháng tuổi

– Điều trị u máu tùy loại u, vị trí u, và giai đoạn phát triển u máu

– Các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc thoa tại chỗ, thuốc uống, tiêm xơ, Laser hoặc phẫu thuật

– U máu không nghiêm trọng không cần điều trị, chờ u tự thoái triển

– Can thiệp tắc mạch phối hợp với phẫu thuật khi u to chèn ép cơ quan, nguy hiểm tính mạng hoặc dễ chảy máu, gây rối loạn đông máu

– Phẫu thuật đối với bướu giai đoạn thoái triển để lại di chứng dãn da, sẹo xấu

4.2.1        Điều trị với thuốc bôi:

– Chẹn beta thoa tại chỗ

– kháng sinh thoa tại chỗ

– Corticoid thoa tại chỗ

4.2.2        Điều trị với thuốc uống:

– Propranolol

– Prednisone

Khi chữa u máu bằng thuốc uống, bệnh nhân nhất định phải tuân theo chỉ định về liều lượng của bác sĩ. Trong trường hợp hết thuốc hoặc có triệu chứng sốt cao khi dùng thuốc thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ ngay.

4.2.3        Phẫu thuật điều trị loại bỏ khối u máu

Trường hợp các khối u máu nhỏ có thể can thiệp điều trị bằng phẫu thuật

4.3        Điều trị tại bệnh viện sản nhi An Giang

– Bệnh viện Sản Nhi An Giang đã và đang theo dõi, điều trị các vấn đề u máu, tùy vào mức độ và lứa tuổi với các phương pháp nội khoa sử dụng thuốc, ngoại khoa can thiệp.

– Trẻ được phát hiện u máu nên khám với bác sĩ tại bệnh viện Sản Nhi An Giang để được tư vấn kỹ về  phương pháp điều trị và hướng dẫn theo dõi.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •