TỒN TẠI ỐNG RỐN TRÀNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS CKI Đào Thành Trung     

1. Định nghĩa: 

Bệnh lý ống rốn tràng là bệnh lý do sự tồn tại 1 phần hay toàn bộ của ống noãn hoàn ngoài gia đoạn sinh lý gây nên.

2. Phôi thai học

Thời kỳ đầy của phôi, túi noãn hoàn có nhiệm vị nuôi dưỡng phôi, gồm 2 phần: trong phôi và ngoài phôi thông với nhau bằng ống noãn hoàn trong cuống rốn. Phần túi noãn hoàn trong phôi hình thành nên ống tiêu hóa, phần ngoài phôi thoái triển đi và được thay thế bằng nhau thai khi phôi làm tổ.

Tuần thứ 7, túi noãn hoàn ngoài phôi và ống noãn hoàn (ống rốn – ruột) tiêu biến đi, ruột tách rời khỏi rốn. Nếu quá trình này xảy ra không hoàn toàn, ống noãn hoàn sẽ còn lại di tích bất thường gọi là di tích ống rốn – tràng(ruột)

3. Các hình thái bệnh lý ống rốn – tràng

–     Bệnh gồm 5 hình thái bệnh lý:

+    Ống rốn ruột

+    Polyp rốn

+    Túi thừa Meckel

+    Nang ống rốn ruột

+    Dây xơ rốn ruột

Hình: các hình thái bệnh lý ống rốn tràng

3.1  Ống rốn ruột

Ống rốn – tràng không phân hủy và không teo, mở hoàn toàn từ lòng hồi tràng ra thành bụng ngay tại rốn.

          – Bệnh nhi thường nhập viện ngay sau sinh hoặc ở tuổi sơ sinh do xì phân và khí ở rốn

3.2        Nang ống rốn ruột

Khi ống Rốn – Ruột teo biến ở hai đầu, nhưng vẫn tồn tại dạng ống ở khúc giữa và tạo thành một nang.

– Nang có thể nằm ở bất kì vị trí nào trên ống Rốn tràng.

– Có sự tích tụ chất nhày trong lòng nang bởi vì thành nang được lót 01 lớp niêm mạc giống niêm mạc ruột

3.3        Dây xơ ống rốn ruột:

Dải xơ này nối liền rốn và hồi tràng do Ống rốn – tràng đã teo lại nhưng không được phân hủy mà được thay thế hoàn toàn bởi mô sẹo xơ ( dây chằng).

– Xoắn dải  xơ này có thể dẫn đến tắc ruột

3.4        Polyp rốn:

Trong các hình thái bệnh lí trên, polyp rốn là hình thái hay gặp nhất. Trẻ được đưa đến khám vì lí do rốn ướt và viêm kéo dài sau đẻ, khi rửa rốn được phát hiện có một khối u nhỏ màu hồng nằm chính giữa rốn (Hình 2). Phẫu thuật cắt polyp rốn nhanh và hiệu quả bằng dao điện.  

3.5       Bệnh của túi thừa Meckel

Túi thừa Meckel  xuất hiện với tỉ lệ khoảng 2% dân số. Đa số các trường hợp, túi Meckel tồn tại mà không gây biến chứng, tuy nhiên khoảng 30% các trường hợp có các biến chứng.

          Tỷ lệ các biến chứng: tắc ruột (35%), chảy máu (32%), Viêm túi thừa có thủng hoặc không thủng (10%); biến chứng khac (1%). Biến chứng chảy máu và tắc ruột hay gặp ở trẻ nhỏ, trong khi viêm túi thừa Meckel hay gặp ở trẻ lớn.

3.5.1 Nguyên tắc số 2 trong túi thừa Meckel

–     Khoảng 2% có túi thừa Meckel

–     Nam:nữ = 2:1

–     Biểu hiện trước 2 tuổi

–     Cách góc hồi manh tràng 2 feet

–     Chiều dài 2 inches

–     Đường kính 2cm

–     Có 2 loại mô: mô tụy và mô dạ dày

Hình: túi thừa Meckel

3.5.1       Bệnh cảnh lâm sàng của túi thừa Meckel

3.5.2     Bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa:

–     50% xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là do túi thừa Meckel

–     Xuất huyết thường liên qua tới niêm mạc dạ dày lạc chỗ (80%)

–     Thường biểu hiện thiếu máu mạn tính đơn độc, nhưng cũng có thể cấp tính phải chuyền máu.

3.5.3    Bệnh cảnh tắc ruột:

Túi thừa Meckel có thể gây tắc ruột trong các bệnh cảnh: lồng ruột, xoắn ruột, tắc ruột do dính.

3.5.5     Bệnh cảnh viêm túi thừa

–     Viêm túi thừa Meckel biểu hiện bằng đau bụng cấp, ít khi được chẩn đoán trước mổ và thường bị chẩn đoán nhần với viêm ruột thừa vì triệu chứng giống nhau: đau bụng cấp, sốt, phản ứng thành bụng, bạch cầu tăng…

–     Cơ chế viêm có thể do ứ đọng, dị vật, ký sinh trùng…

–     Viêm túi thừa có thể dẫn tới thủng và viêm phúc mạc

3.5.6     Phát hiện tình cờ

–     Túi thừa Meckel có thể không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi phẫu thuật ổ bụng, hoặc tình cờ trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

–     Túi thừa Meckel được phát hiện tình cờ mà không có triệu chứng gì thì không có chỉ định can thiệp ngoại khoa

3.5.7 Bệnh cảnh khác: 

u lành, u ác của túi thừa Meckel, dị vật trong túi thừa (xương gà, xương cá, đồng xu, …), sỏi trong túi thừa…

3.5.8 Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng và CT  cũng được sử dụng trong chẩn đoán biến chứng túi thừa

3.5.9  Điều trị

–     Trong trường hợp túi thừa có triệu chứng: chảy máu, viêm, lồng ruột,… có chỉ định cắt bỏ.

–     Phát hiện tình cờ, không có triệu chứng thì chỉ định phẫu thuật còn đang tranh luận

–     Có thể chọn lựa cắt hình chêm và khâu ngang lại chân túi thừa, hoặc cắt đoạn ruột chứa túi thừa và nối ruột tận tận

Hình: kỹ thuật cắt túi thừa Meckel

Bệnh viện Sản Nhi An Giang thực hiện thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị các các thể bệnh lý của ống rốn tràng: polyp rốn, túi thừa Meckel, tồn tại ống rốn ruột.

 

 

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •