THOÁT VỊ BẸN Ở TRẺ EM – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS Trần Xuân Tuấn

Thoát vị bẹn thường xuất hiện ở trẻ em với tỉ lệ 0,8-4,5% và đặc biệt ở trẻ sinh non là 16-25%. Bệnh gặp ở cả bé trai – bé gái, tuy nhiên bé trai dễ bị thoát vị hơn

Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ là hậu quả của bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc (ở bé gái ống Nuck tương ứng với ống phúc tinh mạc; môi lớn tương ứng với bìu) khiến tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chạy xuống bìu tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ ở những tháng cuối thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh sẽ tự động đóng lại, càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp sẽ gây ra thoát vị bẹn ở trẻ. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân phụ như: trẻ rặn quá nhiều do táo bón hay ho liên tục trong thời gian dài cũng gia tăng khả năng bị thoát vị bẹn ở trẻ.

1. Các biểu hiện thường gặp của thoát vị bẹn là gì?

Xuất hiện khối sưng phồng tại vùng bẹn, bìu với bé trai và vùng mu-môi lớn ở bé gái. Khối phồng này căng to phần lớn ở tư thế đứng hoặc khi gắng sức như trẻ chạy nhảy, ho, quấy khóc hoặc rặn. Tình trạng này có thể hình thành trong một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng
Nắn vào vùng phồng sờ được túi thoát vị. Khối thoát vị mềm, nắn không đau hoặc cứng chắc, đau khi có thoát vị bẹn nghẹt khi đó cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện

Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Phụ huynh khi thấy trẻ có các dấu hiệu của thoát vị bẹn cần đưa đến bệnh viện khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm.

2. Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Thoát vị bẹn ở trẻ em, nhất là thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

– Nghẹt, hoại tử ruột: Đó là tình trạng mắc kẹt ruột trong túi thoát vị, lúc này, khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đơn

– Rối loạn tiêu hoá, gây chậm lớn ở trẻ nhỏ.

– Bệnh còn là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.

3. Cần lưu ý giữa thoát vị bẹn thắt (nghẹt) và thoát vi bẹn không thắt (không nghẹt)

Thoát vị bẹn thắt (nghẹt):

Trẻ có biểu hiện đau: khi phát hiện khối phồng thoát vị bé khóc thét, ( tay bé đậy vào vùng thoát vị, bàn tay có mùi nước tiểu), bỏ bú, quấy khóc có thể kèm theo nôn, ói… cần nhập viện khám ngay.

Thoát vi bẹn không thắt ( không nghẹt):

Có khối phồng vùng bẹn nhưng bé vẫn sinh hoạt ăn uống bình thường, không có biểu hiện đau, trường hợp này vẫn cần phải khám chuyên khoa nhưng không mang tính cấp cứu. Cần tái khám để theo dỏi theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Thoát vị bẹn không thắt (không nghẹt), mổ sau 12 tháng.

Tài liệu tham khảo:

1. TRƯƠNG NGUYỄN UY LINH và cs (2018), “THOÁT VỊ BẸN”, NGOẠI NHI LÂM SÀNG, Nhà xuất bản Y học, tr. 203-215.

2. BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 (2018),“PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ ỐNG BẸN”, HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NGOẠI NHI, tr 240-246

3. American Academy of Pediatrics Section on Surgery, American Pediatric Surgical Association & American College of Surgeons (Copyright © 2019) “Inguinal Hernia in Infants & Children”, https://www.healthychildren.org/English/ health-issues/conditions/abdominal/Pages/Inguinal-Hernia.aspx

Địa chỉ tư vấn: Phòng phám Ngoại Nhi, Bệnh viện Sản Nhi An Giang.

ĐT Liên hệ để được tư vấn từ Bác sĩ chuyên khoa:

BS CKII. Nguyễn Văn Ngãi: 0913970709

BS CKI. Lê Cao Sang: 0919072099

BS CKII. Nguyễn Trọng Nghĩa:0907175539

BS CKI. Đổ Thị Bích Nga: 0909050507

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •