PHỤ HUYNH ĐỀ PHÒNG ONG ĐỐT CHO TRẺ

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Mùa hè thu là mùa phát triển của các loại ong như ong vò vẽ, ong đất, ong mật… Ong xuất hiện và làm tổ ở nhiều nơi như hốc tường, mái hiên, trần nhà, gốc cây, cành cây, bụi rậm, nhà kho là những nơi gần con người sinh sống, đe doạ đến sức khoẻ và an toàn của mọi người và nó rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em ở tuổi đi học.

 

Vừa qua, ngày 19/05/2022, Khoa cấp cứu nhi – Bệnh viện Sản Nhi An Giang tiếp nhận bệnh nhân tên Nguyễn Văn L.  13 tuổi, ở Xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, An Giang, bị ong vò vẽ đốt nhập viện với tình trạng rất nặng, tri giác lơ mơ, khó thở, môi tím, chi lạnh, mạch và huyết áp không đo được, bé được chẩn đoán sốc phản vệ độ III – nguy kịch. Sau khoảng 2 giờ được các bác sĩ tiến hành cấp cứu liên tục, tình trạng bé được cải thiện dần. Người bệnh được điều trị, theo dõi và chăm sóc tại khoa Cấp cứu nhi đến sáng ngày 20/05/2022 thì tình trạng ổn định hơn, tri giác tỉnh táo, ăn uống tốt, tiểu nhiều, sinh hiệu ổn, sau đó bé được chuyển đến khoa Nội nhi theo dõi và điều trị tiếp.

1. Biểu hiện và nhận diện loại ong khi bị ong đốt:

    • Ong mật: Loại ong này thường tấn công vào các vị trí đầu mặt cổ của nạn nhân sau khi đốt, chúng để lại ngòi trên chỗ đốt, kèm sưng nề đau, tổn thương mắt và dị ứng ( gây mẩn ngứa tại vết đốt, đỏ da toàn thân, nặng gây ra khó thở, sốc do dị ứng như mạch nhanh, huyết áp tụt…
    • Ong vò vẽ, ong đất: Nạn nhân thường bị các loại ong này đốt nhiều nốt cùng lúc và không để lại kim. Nọc ong có độc tính rất cao có thể dẫn đến tử vong.

    2. Cách xử trí khi bị ong đốt:

 + Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi khu vực có ong, đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể. Sau xử trí như trên, người bị ong đốt cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời. Không tự ý thoa thuốc và uống thuốc ( dù là thuốc đông y hay thuốc tân dược ) để tránh trì hoãn thời gian cấp cứu.

 + Mọi người nên phòng tránh ong đốt:

. Tránh tiếp xúc với ong khi chưa trang bị đồ bảo hộ, không chọc phá kích động tổ ong.

. Thường xuyên vệ sinh và phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm và phá bỏ tổ ong, nếu ở nơi đông người và nơi có nhiều người qua lại hoặc trong hộ gia đình hay khu dân cư. Nên phá ngay khi tổ ong mới xây.

. Khi đi cho trẻ đi dã ngoại hay đi đến những nơi có nhiều cây, bụi rậm, không nên đi chân đất, nên mặc quần dài, áo tay dài, đội mũ kín…

. Để loại bỏ tổ ong nên dùng xông khói hay bình xịt diệt côn trùng xua đuổi ong đi hết, sau đó dùng lưới mắt nhỏ hoặc màn bọc tổ ong lại gỡ đi. Người thực hiện cần mặc quần áo dày, áo mưa (loại nhựa dày) đi găng tay, chân đi giày, đầu đội mũ kín hoặc đồ bảo hộ chuyên bắt ong./.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •