PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM CHO PHỤ NỮ MANG THAI VÀ TRẺ NHỎ

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS. Trần Phú Quý – ICU

Cúm hay cúm mùa (tiếng Anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B gây ra. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, trong năm 2024 ghi nhận 287.548 trường hợp mắc cúm, trong đó có 8 ca tử vong; số trường hợp mắc cúm giảm 18,6% so với năm 2023, số tử vong tăng 5 trường hợp.

Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, phụ nữa mang thai, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch … thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Riêng đối với phụ nữ, cúm có khả năng gây bệnh khiến cho phụ nữ mang thai phải nhập viện hơn so với những người trong độ tuổi sinh sản không mang thai. Cúm cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn đang phát triển.

    Hiện nay đang là mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường không khí, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Để phòng chống bệnh cúm, ngành y tế khuyến cáo người dân cần biết thông tin về cúm và thực hiện tốt các nội dung sau:

  • Các biểu hiệu của bệnh cúm

  • Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp của bệnh cúm cần đến cơ sở y tế

– Trẻ sốt trên 40 độ C, có biểu hiện co giật/dọa co giật.

– Thở nhanh hoặc khó thở hoặc thở bất thường.

– Đau ngực dữ dội.

– Tím môi và đầu chi, tay chân lạnh.

– Trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, mất nước.

  • Biến chứng của bệnh cúm

  • Các biện pháp chăm sóc trẻ khi mắc bệnh cúm

  • Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •