PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN Ở TRẺ

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bs. Dương Quốc Việt

Tiêu chảy do vi khẩn ở trẻ em là bệnh phổ biến ở mọi quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam ta, liên quan mật thiết đến điều kiện vệ sinh môi trường cũng như thực phẩm. Là tình trạng trẻ bị tiêu chảy do sự xâm nhập của các tác nhân như vi khuẩn. Các tác nhân gây nhiễm trùng này xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng tấn công và gây tổn thương hệ đường ruột, gây rối loạn chức năng và tạo ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và mất nước. Điều quan trọng là phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và giúp trẻ phục hồi khỏe mạnh.

Tác nhân vi khuẩn nào thường gây bệnh tiêu chảy ?

– Tiêu chảy do độc tố vi khuẩn:

  • Do tả: xuất hiện nhanh chóng trong vòng 24 giờ. Trẻ sẽ đi ngoài dữ dội và liên tục, phân thường chỉ có nước, không sốt và không đau quặn bụng, có thể có nôn mửa
  • Do tụ cầu Staphylococcus có trong sữa, thịt gia cầm chưa nấu cchin Trẻ có thể buồn nôn, nôn và không sốt. Trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng nhiều nước

– Tiêu chảy do bản thân vi khuẩn (tiêu chảy xâm nhập): Shigella, Salmonella, E. coli, Campylobacter, Yersinia, Clostridium difficile…

  • Lỵ: Trẻ đi tiêu nhiều lần, mót rặn và cảm thấy đau quặn bụng từng cơn. Phân có thể lẫn máu nhầy và kèm theo sốt cao.
  • Vi khuẩn Salmonella thường do ăn thịt gia cầm, thịt gia súc, trứng chưa được nấu chín gây ra. Trẻ bị đau bụng và tiêu chảy, cùng với triệu chứng nôn mửa và sốt cao.
  • Độc tố vi khuẩn Clostridium botulinum trong thịt cá bị ươn, ôi thiu

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị tiêu chảy do vi khuẩn

Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây gây bệnh. Trong đó, một số dấu hiệu thường gặp gồm:

  • Rối loạn tiêu hoá gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, có thể có đàm hoặc máu trong phân
  • Dấu hiệu toàn thân: sốt, lừ đừ, nhiễm trùng nhiễm độc
  • Dấu mất nước: trẻ li bi, hoặc uống nước háo hức, mắt trũng..

Khi nào thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay?

Khi trẻ có dấu hiệu sau:

  • Trẻ tiêu lỏng rất nhiều lần, phân lỏng > 2 lần/ giờ, hoặc có đàm máu trong phân.
  • Trẻ trở nên rất khát nước
  • Sốt, li bì
  • Ăn uống kém, bỏ bú hoặc nôn tất cả mọi thứ

Điều trị tiêu chảy do vi khuẩn như thế nào?

Nguyên tăc điều trị

– Đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải. Điều trị mất nước theo mức độ mất nước của người bệnh, thông thường ở mức độ nhẹ bệnh nhân sẽ được bù dịch bằng dung dịch Oresol đường uống trong khi từ độ vừa trở lên (hoặc bệnh nhân không uống được) thì cần nhập viện truyền dịch.

– Điều trị triệu chứng: sốt, mệt mõi, tiêu nhiều lần, nôn ói,..

– Điều trị tác nhân gây bệnh.

Cách phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phân loại và xử lý rác thải hợp vệ sinh tránh lây nhiễm bệnh ra cộng đồng:

  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào vật nuôi.
  • Rửa tay trước và sau khi chạm vào bất kỳ thực phẩm nào.
  • Tránh ăn thịt hoặc trứng chưa được chín mà không đảm bảo vệ sinh
  • Uống nước đã được đun sôi.
  • Nếu cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác để tránh truyền bệnh.
  • Vệ sinh ga trải giường, mền gối, quần áo thường xuyên.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như: nhà vệ sinh, mặt bàn, điều khiển TV, tay nắm cửa…
  • Luôn tách thịt sống, hải sản, thịt gia cầm và trứng ra khỏi các loại thực phẩm đã chế biến.
  • Luôn ăn thức ăn được nấu chin, không để qua đêm, tránh ruồi và côn trùng đậu vào.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế, quyết định số 5642/QĐ-BYT, “hướng dẫn chẩn đoán và đièu trị một số bệnh lý truyền nhiễm”, ngày 31/12/2015
  2. Bộ Y tế, quyết định số 3312/QĐ-BYT, “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em”, ngày  07/8/2015.
  3. Bệnh viện Nhi Đồng 1, năm 2020, “ Tiêu chảy cấp” phác đồ điều trị Bệnh viện Nhi Đồng I, Nhà xuất bản y học, trang 874-878
  4. Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2019, “ Tiêu chảy cấp” phác đồ điều trị Bệnh viện Nhi Đồng 2, Nhà xuất bản y học, trang 505-512.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •