PHÂN TÍCH TỈ LỆ MỔ LẤY THAI – THEO PHÂN LOẠI 10 NHÓM CỦA ROBSON

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Tahira Kazmi, Sarva Saiseema V, Sultana Khan

Oman Medical Journal (2012) Vol. 27, No. 5: 415-417 DOI 10. 5001/omj.2012.102

Người dịch: BS Lê Minh Châu (Khoa sanh – cấp cứu)

Giới thiệu

  Tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) cao là một vấn đề đáng quan tâm của y tế công trên toàn thế giới. Lo ngại về tình trạng tăng lên của tỉ lệ MLT dẫn đến việc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tỉ lệ MLT không nên vượt quá 15%, với một số chứng cứ cho thấy rằng tỉ lệ MLT trên 15% không liên quan đến việc giảm tỉ lệ bệnh suất và tử suất mẹ và sơ sinh. Phân tích tỉ lệ MLT ở những quốc gia khác nhau, bao gồm MLT lần đầu với MLT lặp lại và những nguyên nhân khác, cung cấp những cái nhìn rõ hơn và quan trọng về giải pháp làm giảm tỉ lệ MLT. Robson, đã đưa ra một hệ thống phân loại mới, Hệ Thống Phân Loại 10-Nhóm của Robson cho phép phân tích có tính quyết định theo đặc tính của thai kỳ (Bảng 1). Các đặc tính được sử dụng là:

  (i) Đơn thai hoặc đa thai

  (ii) Con so, con rạ, hoặc con rạ với vết mổ cũ (VMC)

  (iii) Ngôi đầu, ngôi mông hoặc ngôi bất thường khác

  (iv) Chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ

  (v) Đủ tháng hoặc non tháng

phantichmolaythaisua

  Hệ thống phân loại này đã và đang được sử dụng trong các nghiên cứu tiến hành đơn lẻ, có tính pháp lý và ở cấp quốc gia và những so sánh quốc tế gần đây. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tỉ lệ MLT ở một trung tâm cấp III ở Oman và phân tích dựa vào phân loại 10-nhóm

  Phương pháp

  Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trong khoảng thời gian 6 tháng từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 11 năm 2009 tại bệnh viện Khoula, một bệnh viện cấp III ở Muscat, Oman. Tất cả phụ nữ sanh trong khoảng thời gian này tại khoa sanh đươc đưa vào nghiên cứu. Những thông tin sản khoa có liên quan (para, phương pháp sanh, MLT trước đó và chỉ định, tuổi thai, thời điểm bắt đầu chuyển dạ, chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ) đều được điền vào bộ câu hỏi và sau đó nhập vào phần mềm Microsoft excel. Kết quả được tính toán vào thời điểm cuối của nghiên cứu. Trước khi tiến hành, đã được phê duyệt từ hội đồng y đức và nghiên cứu bệnh viện.

  Kết quả

  Tổng số phụ nữ sanh con trong khoảng thời gian 6 tháng là 2.545, trong đó MLT là 518. Tỉ lệ MLT được tính toán tại bệnh viện Khoula trong khoảng thời gian này là 20.3% (Bảng 2). Dựa trên phân tích MLT theo phân loại Robson, tỉ lệ khác nhau của mỗi nhóm được thể hiện riêng biệt.

  Nhóm 5 (nhóm có VMC) chiếm đa số trong tổng tỉ lệ MLT. Nhóm 1 (Con so, Đủ tháng, chuyển dạ tự nhiên) có tỉ lệ cao thứ hai trong tổng tỉ lệ MLT và nhóm 2 (Con so, Đủ tháng, MLT chủ động hoặc sau khi khởi phát chuyển dạ thất bại) đứng hàng thứ ba.

  Nhóm 5 được phân tích sâu hơn theo chỉ định MLT. Trong tổng tố 173 trường hợp MLT, MLT chủ động là 79 và MLT cấp cứu là 94. Tỉ lệ MLT được tính toán ở mỗi nhóm là riêng biệt để xác định phần trăm trong tổng tỉ lệ MLT.

phantichmolaythai1

  Bàn luận

  Trong 30 năm gần đây, cộng đồng đang quan tâm về việc tăng tỉ lệ MLT. Tình trạng tăng này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, thời gian và tỉ lệ của tình trạng này khác nhau giữa từng quốc gia, và những khác biệt rõ rệt trong tỉ lệ vẫn còn tồn tại.

  Tỉ lệ MLT được báo cáo ở Úc, từ 28% ở Tasmania đến 33.1% ở Queensland. Tỉ lệ MLT này cao hơn ở Na-Uy (13.9%), tương đương với các quốc gia Châu Á (27.3%), nhưng thấp hơn báo cáo ở Hoa Kỳ (31.1%). Một nghiên cứu khác từ Iran báo cáo tình trạng tăng từ 35% lên 40%, trong khi nghiên cứu này cho ra tỉ lệ 20.3%, khá thấp so với những nghiên cứu khác nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn của WHO. Trong một so sánh với những nghiên cứu quốc tế khác, kết quả của nghiên cứu hiện tại khá tin cậy. (Hình 1)

  Trong khi phân tích tỉ lệ MLT, con số thể hiện MLT dễ xác định nhưng khi đó các chỉ định sẽ khó chuẩn hóa hơn. Cần có một chỉ định chính yếu hơn là một danh sách các chỉ định, sử dụng một hệ thống phân loại cấp bậc được chấp thuận. Phân loại 10-nhóm được tạo ra có thể so sánh toàn bộ tình hình MLT trong một đơn vị và giữa các đơn vị khác nhau, các quốc gia khác nhau.

  Trong nghiên cứu này, khi phân tích tỉ lệ MLT, nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng tỉ lệ MLT là VMC (Nhóm 5) và nhóm Con so, (Nhóm 1 và 2), …, chiếm tỉ lệ 60%, tương đương với các nghiên cứu khác. Trong những nghiên cứu này, 3 nhóm này chiếm 50% hoặc hơn trong tổng tỉ lệ MLT. Tỉ lệ MLT lần đầu so với tổng tỉ lệ MLT với thai kỳ đủ tháng, ngôi đầu (Nhóm 1, 2 , 3, 4) là 40% trong nghiên cứu này, trong khi các nghiên cứu khác, tỉ lệ MLT lần đầu gần 50%.

phantichmolaythai2sua

  Phân tích các chỉ định MLT ở nhóm con so với chuyển dạ tự nhiên (Nhóm 1), 59 trường hợp MLT trong tổng số 96, với lý do biểu đồ tim thai-cơn gò (CTG) bất thường. Rõ ràng là tỉ lệ này có thể thấp hơn với việc giảm sự khác biệt giữa những người theo dõi khác nhau trong phân tích CTG bằng cách tổ chức các buổi hội thảo giảng dạy thường xuyên cho đội ngũ sản khoa. Có vai trò của hệ thống STAN trong việc xác định tình trạng thai nhi trong chuyển dạ nhưng cần phải được đào tạo nhiều hơn và có kinh nghiệm.

  Kết quả của nghiên cứu cho thấy một phần ba (33%) trong tổng tỉ lệ MLT thuộc về Nhóm 5 (173 MLT lặp lại trong tổng số 297 thai phụ có chuyển dạ với VMC 1 lần), cao hơn một chút so với những nghiên cứu khác (một phần tư trong tổng tỉ lệ MLT). Nguyên nhân Nhóm 5 chiếm tỉ lệ cao so với tổng tỉ lệ MLT là do gia đình đông con hơn và MLT lặp lại cao ở Oman. Chúng tôi nhận thấy là 79 trường hợp MLT trong tổng số 297 được thực hiện là do chỉ định MLT lần thứ 3, góp phần cấu thành tỉ lệ không thể tránh. Sanh ngả âm đạo sau MLT (VBAC) được đề nghị đối với các thai phụ còn lại, 32 thai phụ từ chối và chọn MLT chủ động, trong khi 186 thai phụ còn lại chọn VBAC. VBAC thành công chiếm tỉ lệ 67%, tương đương với tiêu chuẩn của quốc tế.

  Nhóm 6-10 là các nhóm nhỏ với phần trăm MLT cao. Phần trăm cao ở những nhóm này là do các chỉ định sản khoa không thể tránh được. Khi so sánh với các nghiên cứu quốc tế khác, phần lớn các nghiên cứu này cho ra các kết quả tương đương ở nhóm 6-10.

  Đây là lần đầu tiên các tác giả thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu tỉ lệ MLT ở Oman theo phân loại 10-nhóm nhằm cố gắng khẳng định trên lâm sàng những nhóm có liên quan góp phần làm tăng tỉ lệ MLT.

  Kết luận

  Mặc dù tổng tỉ lệ MLT trong nghiên cứu này không cao so với các nghiên cứu quốc tế, MLT lặp lại chiếm tỉ lệ 33% trong tổng lỉ lệ MLT. Điều quan trọng là khi cố gắng làm giảm tổng tỉ lệ MLT nên tập trung vào giảm tỉ lệ MLT lần đầu. Cần thực hiện nhiều nghiên cứu phân tích dựa trên phân loại 10-nhóm Robson tại địa phương, để đánh giá các chỉ định MLT trong mỗi nhóm.

  Lời cám ơn

  Các tác giả không có lợi ích và không nhận tài trợ trong nghiên cứu này.

  Tài liệu tham khảo

1. Van Roosmalen J, van der Does CD. Caesarean birth rates worldwide. A
search for determinants. Trop Geogr Med 1995;47(1):19-22.
2. World Health Organization. Monitoring emergency obstetric care: a
handbook. Geneva, Switzerland; 2009.
3. Althabe F, Belizán JM. Caesarean section: the paradox. (comment). Lancet
2006 Oct;368(9546):1472-1473.
4. Robson MS. Can we reduce the caesarean section rate? Best Pract Res Clin
Obstet Gynaecol 2001 Feb;15(1):179-194.
5. Robson M. Classification of caesarean sections. Fetal Matern Med Rev
2001;12:23-39 .
6. Brennan DJ, Robson MS, Murphy M, O’Herlihy C. Comparative analysis
of international caesarean delivery rates using 10-group classification
identifies significant variation in spontaneous labor. Am J Obstet Gynecol
2009;201(308):e301-e308.
7. Thomas Jparanjothy s and the Royal College of Obstetricians and
Gynaecologists,clinical effectiveness support unit.The national sentinel
caesarean section audit report.London; RCOG press, 2001.
8. Stavrou EP, Ford JB, Shand AW, Morris JM, Roberts CL. Epidemiology
and trends for Caesarean section births in New South Wales, Australia: a
population-based study. BMC Pregnancy Childbirth 2011;11:8.
9. Laws PJ, Sullivan EA. Australia’s mothers and babies 2007. 2009. Sydney.
10. Kolås T, Hofoss D, Daltveit AK, Nilsen ST, Henriksen T, Häger R, et al.
Indications for cesarean deliveries in Norway. Am J Obstet Gynecol 2003
Apr;188(4):864-870.
11. Lumbiganon P, Laopaiboon M, Gulmezoglu AM, Souza JP, Taneepanichskul
S, Ruyan P, Attygalle DE, Shrestha N, Mori R, Nguyen DH, Method of
delivery and pregnancy outcomes in Asia: the WHO global survey on
maternal and perinatal health 2007-08. Lancet. pp. 490–499.
12. MacDorman MF, Menacker F, Declercq E. Cesarean birth in the
United States: epidemiology, trends, and outcomes. Clin Perinatol 2008
Jun;35(2):293-307, v.
13. Yazdizadeh B, Nedjat S, Mohammad K, Rashidian A, Changizi N,
Majdzadeh R. Cesarean section rate in Iran, multidimensional approaches
for behavioral change of providers: a qualitative study. BMC Health Serv Res
2011;11:159.
14. Anderson GM, Lomas J. Determinants of the increasing caesarean birth
rate.n eng j med, 1984;311;87-892.
15. The National Maternity Hospital Dublin. Ireland.Annual Clinical Report.
Dublin; The National Maternity Hospital 2000;98-100.
16. Bernardes J, Costa-Pereira A, Ayres-de-Campos D, van Geijn HP, PereiraLeite L. Evaluation of interobserver agreement of cardiotocograms. Int J
Gynaecol Obstet 1997 Apr;57(1):33-37.
17. Amer-Wahlin I, Arulkumaran S, Hagberg H, Marsál K, Visser GH. Fetal
electrocardiogram: ST waveform analysis in intrapartum surveillance. BJOG
2007 Oct;114(10):1191-1193.
18. Russillo B, Sewitch MJ, Cardinal L, Brassard N. Comparing rates of trial
of labour attempts, VBAC success, and fetal and maternal complications
among family physicians and obstetricians. J Obstet Gynaecol Can 2008
Feb;30(2):123-128

Analysis of Cesarean Section Rate – According to Robson’s 10-group Classification

Tahira Kazmi, Sarva Saiseema V, Sultana Khan

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •