NHỮNG RẮC RỐI TRONG THỜI KỲ MANG THAI. KỲ 3 : ĐAU TỨC NGỰC- MỆT MỎI

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  • ĐAU TỨC NGỰC:

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bị đau ngực khi mang thai, hầu hết nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến những thay đổi bình thường của cơ thể và không nguy hiểm

 

 

. Nguyên nhân 

Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ để thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormone thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt, nhưng có xu hướng nặng hơn.

Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực thai phụ bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da, và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bạn nên mặc áo ngực cỡ lớn để có cảm giác thoải mái.

Ngoài ra, có thể do trong thời gian mang thai người mẹ bị tức ngực và ợ nóng. Do hormone gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng.

Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Để giảm sự khó chịu trên, thai phụ cần ăn bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, tránh thức ăn có dầu mỡ, uống nhiều nước, chọn áo ngực phù hợp có thể làm giảm cơn đau.

  • Khi nào cần đi khám Bác sĩ

Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu như: đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở; cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay, đau ngực kèm sốt; đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường… Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, nên bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay.  

  • MỆT MỎI

Tình trạng mệt mỏi cũng rất thường gặp đối với thai phụ. Bởi lẽ cơ thể người phụ nữ lúc này phải cung cấp năng lượng để nuôi dưỡng thêm thai nhi. Nhưng cũng cần lưu ý, đôi khi dấu hiệu mệt mỏi là hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể gây nên. Khi đó bạn cần có chế độ ăn uống và sử dụng viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.  

  • Khắc phục
  • Nghỉ ngơi, nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý, không nên làm việc quá sức, mà nên biết cách cân bằng thời gian hoạt động và nghỉ ngơi khi cần thiết.
  • Nên luyện tập đều đặn với hình thức luyện tập phù hợp.
  • Một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm mệt mỏi khi mang thai:
  1. Gừng

Cảm giác nghén ngẩm, buồn nôn là biểu hiện khá bình thường khi mang thai, nhưng vẫn khiến các bà bầu uể oải. Một mẹo nhỏ mà rất hiệu quả chính là “gừng”. Hãy đập gừng cho vào túi nhỏ, mỗi ngày ngửi một chút, cảm giác sẽ rất dễ chịu.

  1. Rau diếp

Trong thời gian mang thai, rất nhiều phụ nữ có cảm giác có mùi tanh vị kim loại trong miệng, nên ăn uống không thấy ngon và rất khó chịu. Mẹo nhỏ ở đây chính là “rau diếp”. Mỗi ngày ăn một chút rau diếp kèm với bữa ăn, nó sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn, đem lại cảm giác dễ chịu thanh mát.

. Lá bạc hà  

Nếu trong thời gian mang thai, lượng nước bọt tăng tiết đến mức gây khó chịu, thì hãy thử dùng “ lá bạc hà ”. Hãy thường xuyên nhai chút lá bạc hà còn nếu không biết ăn thì hãy ngửi.

  1. Nước muối

Khi mang thai, nước bọt tiết ra nhiều, hơn nữa nồng độ axit trong nước bọt cũng thay đổi, làm tăng nguy cơ gây viêm miệng. Hàng ngày, hãy súc miệng với nước muối, cho thêm 2 giọt tinh dầu trà xanh và 2 giọt nước cốt chanh. Nước này vừa chống lại vi khuẩn gây hôi miệng, viêm lợi mà còn đem lại cảm giác dễ chịu.

  1. Uống nhiều nước

Thân nhiệt của người mẹ sẽ tăng cao hơn so với bình thường trong thời kỳ thai nghén, vì vậy, không nên tắm hơi hay tắm nước nóng già, không được tập thể dục quá nhiều, tránh nhiệt độ tăng cao. Mẹo nhỏ nhưng rất đơn giản và hiệu quả là uống “ nước tinh khiết ”, hãy uống thật nhiều nước.

  1. Bơi lội

 

Bụng to làm trọng lượng cơ thể dồn về phía trước, khiến phần sống lưng thường xuyên bị mỏi và đau. Các bà mẹ tương lai nên chịu khó bơi lội. Đây là hình thức tập thể dục rất thích hợp với bà bầu, vì nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, tinh thần sảng khoái hơn, giảm mệt mỏi cho bà bầu.

  1. Bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt

Do mang thai, lượng hormone trong cơ thể sẽ tăng lên gây mệt mỏi, ngoài các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phụ nữ mang thai nên bổ sung thêm chất bằng thực phẩm: gan động vật, táo tàu, các loại thực phẩm có chứa sắt như hải sản, đậu nành, nấm hương, đu đủ…

Cuối cùng, quan trọng nhất vẫn là nghỉ ngơi thật nhiều cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thường xuyên. Bạn có thể tập yoga để giúp tinh thần luôn thư giãn và thoải mái, vì điều này rất tốt cho việc giảm mệt mỏi cho bà bầu.

Tài liệu tham khảo

Những rắc rối trong thời kỳ mang thai- Vân Khánh- nhà xuất bản văn hoá thông tin năm 2014

  

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •