NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ SA TẠNG CHẬU

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Sa tạng vùng chậu là gì?

Sa tạng vùng chậu là sự tụt xuống của tử cung, bàng quang, trực tràng, thành trước, thành sau âm đạo… ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường, do sự suy yếu các cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ tại sàn chậu.

Triệu chứng có thể gặp như: són tiểu, tiểu gấp, bí tiểu, táo bón, khối sa gây chèn ép trong âm đạo gây khó chịu, rối loạn chức năng tình dục, trong những trường hợp nghiêm trọng, tử cung hoặc bàng quang thậm chí có thể nhô ra khỏi âm đạo một cách rõ ràng.

Các yếu tố nguy cơ sa tạng vùng chậu ở phụ nữ

  • Việc sinh con qua đường âm đạo nhiều lần. “ So với phụ nữ chưa sinh con, nguy cơ bị sa tạng vùng chậu tăng gấp 4 lần sau lần sinh con đầu tiên qua đường âm đạo, gấp 8 lần sau lần sinh con thứ hai và 9 lần sau lần sinh con thứ ba.”
  • Lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ
  • Tuổi cao, sụ sụt giảm nồng độ hormone estrogen trong thời kỳ trước và sau khi mãn kinh.
  • Táo bón mạn tính, ho mạn tính.
  • Phụ nữ thừa cân và béo phì, người bị bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ.

Các phương pháp điều trị

Trong các trường hợp sa tạng chậu chưa có biến chứng hay chưa ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể là:

  • Thay đổi thói quen, sinh hoạt phù hợp: tránh rặn mạnh khi đại tiện, tránh nâng các vật nặng, tránh để bị táo bón…
  • Sử dụng nội tiết: dạng viên đặt âm đạo hay cream bôi thoa.
  • Đặt vòng nâng
  • Tập vật lí trị liệu phục hồi sàn chậu.                                                                                                                  
  • Phẫu thuật khi các triệu chứng không được cải thiện bằng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc có biến chứng  ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hay người bệnh yêu cầu được phẫu thuật.

Có hai loại phẫu thuật là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn và phẫu thuật tái tạo.

  • Phẫu thuật cắt bỏ sẽ khâu kín thành âm đạo, ngăn không cho các cơ quan tuột ra ngoài.
  • Phẫu thuật tái tạo sửa chữa những phần bị suy yếu của sàn chậu, với nhiều phương pháp phẫu thuật.

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cơ quan bị sa, mức độ sa.
  • Tuổi
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh
  • Tình trạng kinh tế
  • Điều kiện trang thiết bị hiện có.
  • Khả năng và chuyên môn của phẫu thuật viên…

Các biện pháp để phòng ngừa sa tạng vùng chậu

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.
  • Không lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu hàng ngày.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Ngăn ngừa táo bón: Chọn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, nhất là không hút thuốc lá.

Khi có biểu hiện sa tạng vùng chậu bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Tùy vào đánh giá của bác sĩ về mức độ bệnh, bạn sẽ được tư vấn các phương giáp điều trị phù hợp nhất.

                                                                              Bs.CKI Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Tài liệu tham khảo:

  1. Sa các tạng vùng chậu- Phác đồ Từ Dũ 2022
  2. https://suckhoedoisong.vn/nhung-dau-hieu-sa-tang-chau-phu-nu-sau-sinh-can-dac-biet-luu-y-169230311135434076.htm.
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6336571/

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •