Căn cứ theo Nghị định số 146/NĐ-CP/2018 quy định chi tiết về nhóm đối tượng tham gia BHYT gia đình như sau:
1. Đối tượng tham gia:
Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định146/NĐ-Cp/2018 này.
Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định số 146/NĐ-CP/2018 này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định số 146/NĐ-CP/2018 này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
2. Địa điểm tham gia:
- Đại lý thu BHYT:
+ UBND các xã, phường, thị trấn
+ Tổ chức kinh tế: Bưu điện, doanh nghiệp
+ Hội đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ
- Cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh/huyện
3. Thủ tục tham gia:
Người tham gia BHYT kê khai Tờ khai được cơ quan BHXH hoặc Đại lý thu cung cấp. Trường hợp người tham gia đã có mã số BHXH thì chỉ cần cung cấp mã số BHXH, không phải lập Tờ khai.
Theo Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 được thông qua ngày 09/11/2018, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng (tương đương mức tăng 7,19%) từ ngày 01/7/2019.
4. Mức đóng hằng tháng:
Mức đóng hằng tháng = Mức lương cơ sở x 4,5%
Mức đóng BHYT hộ gia đình được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở tương đương 67.050 đồng/tháng; 1 năm là: 804.600 đồng.
Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất 46.935 đồng/tháng; 1 năm là: 563.220 đồng.
Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất 40.230 đồng/tháng; 1 năm là: 482.760 đồng
Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất 33.525 đồng/tháng; 1 năm là: 402.300 đồng
Từ người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất 26.820 đồng/tháng; 1 năm là: 321.840 đồng
Đối với hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định trên.
5. Phương thức đóng:
Ba tháng, sáu tháng hoặc một năm một lần đóng thông qua đại lý thu hoặc cơ quan BHXH
6. Một số lưu ý:
Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ và không sử dụng thẻ của người khác trong KCB
- Xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh khi KCB BHYT
- Đối với người tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT.
- Để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục và không bị gián đoạn, trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng, hộ gia đình phải đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
- Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH và nhận Biên lai thu tiền đóng BHYT có ghi thời hạn sử dụng của thẻ BHYT
7. Kết Luận:
Sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước được, có những người không tham gia, không may bị bệnh. trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn mà không có BHYT chi trả. Nhất là những gia đình lao động nhỏ, thủ công, ở mức trung bình.
Nhưng quy định mới về tham gia BHYT theo hộ gia đình thì chỉ người đầu tiên đóng bằng số tiền trên, mức đóng BHYT được giảm dần theo số lượng lượng thành viên tham gia theo mức bằng 70%, 60%, 50% và 40% so với người đầu tiên.
Người dân được đóng BHYT 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần cho số tiền tham gia BHYT hằng năm.
Để thuận lợi cho người tham gia BHYT theo hộ gia đình, ngày 8/6/2015 Bảo hiểm xã hội Việt nam ban hành công văn số 2085/BHXH-BT về việc đơn giản thủ tục tham gia BHYT theo hộ gia đình. Theo đó, quá trình làm thủ tục không bắt buộc người tham gia BHYT theo hộ gia đình phải trình cơ quan quản lý các loại giấy tờ để chứng minh về đặc điểm nhân thân đối tượng, về sự tham gia BHYT của thành viên hộ gia đình (như photocopy thẻ BHYT của thành viên hộ gia đình đã tham gia BHYT; không phải xuất trình giấy tạm vắng, giấy xác nhận ly hôn hoặc các giấy tờ khác thuộc về trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã).
KT. Lê Thị Ngọc Ánh
CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC BÀI VIẾT NÀY!
CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH LUÔN KHỎE MẠNH!