NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG THỨC (PHẦN 1)

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  1. Câu hỏi về bệnh cần cấp cứu ở trẻ

Con tôi có bị hen suyễn không?

Mặc dù triệu chứng hen suyễn giữa các bé không giống hệt nhau, nhưng sau đây là một số triệu chứng phổ biến cần chú ý:

. Ho thường xuyên                                             

. Khò khè

. Khó thở

. Cảm giác căng cứng trong lồng ngực

. Viêm phế quản tái phát

. Mệt mỏi và ho khi tập thể dục

. Ho và cảm lạnh kéo dài hơn những đứa trẻ khác

. Ho và cảm lạnh trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm

Nếu con bạn có những triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nếu những triệu chứng này cực kỳ nghiêm trọng, hãy đến khoa cấp cứu ngay lập tức.

  1. Làm thế nào tôi có thể biết nếu con tôi bị dị ứng thực phẩm?

  Vì ít nhất 1 trong 20 trẻ em bị dị ứng thực phẩm, điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng dị ứng thực phẩm sau đây:

. Ngứa miệng và cổ họng

. Co thắt họng

. Buồn nôn

. Nôn

. Đau bụng

. Hắt xì

. Khò khè

. Ngứa da

. Nổi mẩn mảng đỏ

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn bị dị ứng thực phẩm, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc cho con bạn đi xét nghiệm.

  1. Con tôi bị cúm hay chỉ là cảm lạnh thông thường?

Khi mùa lạnh và cúm xảy ra, thật khó để phân biệt sự khác biệt giữa hai bệnh này. Dưới đây là một vài triệu chứng khác nhau:

. Ớn lạnh – Nếu có, hãy nghĩ đến bệnh cúm. Nếu không, hãy nghĩ cảm lạnh;

. Sốt – Sốt cao, hãy nghĩ là cúm. Sốt nhẹ, nghĩ cảm lạnh;

. Mệt mỏi – Mệt mỏi và uể oải nhiều, nghĩ là cúm. Mệt mỏi ít, nghĩ cảm lạnh;

. Đau nhức – Đau cơ, nghĩ cúm. Không đau, nghĩ cảm lạnh.

Theo dõi con bạn để nhận biết những triệu chứng của bệnh và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ, khi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.

  1. Câu hỏi thường gặp về sức khỏe về em bé từ 0 đến 24 tháng tuổi

Có phải con tôi khóc quá nhiều?

Em bé bắt đầu khóc nhiều sau hai tuần tuổi và nhiều nhất sau hai tháng. Trên thực tế, việc em bé khóc trong 1-3 giờ mỗi ngày, kéo dài tối đa 30 phút trong một lần là điều hoàn toàn bình thường (mặc dù bạn có thể cảm thấy dường như lâu hơn nhiều), cũng rất bình thường khi bạn cảm thấy thất vọng nếu bé không dừng khóc, đôi khi trong khoảnh khắc đó, bạn có thể cảm thấy như bạn sẽ mất kiểm soát. Nếu các biện pháp dỗ dành bé không hiệu quả, bạn có thể để em bé ở một nơi an toàn như cũi hoặc ghế trẻ sơ sinh và ở bên cạnh để bé có thể bình tĩnh lại.

  1. Phân của bé nhà tôi có bình thường không?

Phân của bé có một loạt các màu sắc và nhất quán. Hầu hết không phải là một nguyên nhân cho báo động. Dưới đây là phân tích cơ bản:

Trường hợp tốt:

. Phân sậm màu = bình thường cho trẻ sơ sinh

. Phân vàng = việc cho con bú đang diễn ra tốt đẹp

. Phân màu bơ đậu phộng = cho bé ăn theo công thức đúng hướng

. Phân xanh đậm = có bổ sung sắt trong thành phần ăn

. Phân nâu = bé bắt đầu ăn chất rắn

* Cảnh báo:

. Phân nước = tiêu chảy, cho bé đi khám sau 1 ngày

. Phân nhầy = nguy cơ dị ứng /nhiễm trùng

. Phân vón cục = táo bón. Cho uống nước hoặc nước ép để giải nén, cho bé đi khám nếu điều này trở thành thói quen

. Phân đen = máu khô. Có khả năng gặp vấn đề tiêu hóa, nên đi thăm khám ngay

. Phân đỏ = máu tươi. Có khả năng dị ứng sữa, nên cho bé đi thăm khám ngay

. Phân trắng = không đủ mật. Có khả năng tắc nghẽn gan, nên cho bé đi thăm khám ngay.

  1. Phát ban là gì?

Phát ban là tình trạng da bị tổn thương và biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng đặc trưng và phổ biến của phát ban da là xuất hiện những mảng hoặc chấm da có màu khác biệt so với làn da bình thường (thường là có màu đỏ).

Phát ban thường được phân loại là cấp tính hoặc mạn tính:

  • Phát ban cấp tính thường gặp ở trẻ em hầu hết nguyên nhân từ dị ứng.
  • Phát ban mạn tính (kéo dài hơn sáu tuần) hiện tại vẫn đang được nghiên cứu để tìm ra phương pháp chữa trị tuy nhiên bệnh này rất hiếm gặp ở trẻ em.

Phát ban có thể kèm sốt hoặc không sốt. Trong khuôn khổ của bài viết này sẽ đề cập đến hiện tượng phát ban không sốt.

Trẻ bị phát ban nhưng không phát sốt là tình trạng da đang bị kích ứng. Biểu hiện là trên da xuất hiện những nốt ban hoặc mẩn đỏ.

Nguyên nhân có thể do một bệnh ngoài da gây ra hoặc là do cơ thể tiếp xúc với chất gây kích ứng và sinh ra phản ứng.

Trẻ bị phát ban không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da thường gặp, xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với yếu tố/ chất gây dị ứng: côn trùng, nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm, ánh nắng có cường độ mạnh…

Triệu chứng thường gặp:

  • Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, vùng da của trẻ thường có xu hướng nổi phát ban có màu hồng hoặc đỏ, đi kèm với triệu chứng phồng rộp, mụn nước, bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ và đau nhức.
  • Thông thường, triệu chứng của bệnh chỉ xảy ra tại vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên hầu như không làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào như sốt cao, mệt mỏi hay đau đầu.

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi có các yếu tố kích thích (lông động vật, phấn hoa, khói bụi, hóa mỹ phẩm), các triệu chứng của bệnh có khả năng bùng phát mạnh.

Triệu chứng thường gặp:

  • Ban đầu da sẽ xuất hiện các vết phát ban mọc khu trú hoặc lan tỏa đi kèm với triệu chứng nóng rát và ngứa ngáy.
  • Theo thời gian, tổn thương da chuyển sang màu đỏ thẫm, nâu, dày sừng và có dấu hiệu khô ráp.
  • Tương tự viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng chỉ gây triệu chứng trên da nên không gây sốt hay làm phát sinh bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác.

Dị ứng thực phẩm

Sau khi dung nạp một số thực phẩm lạ trẻ thường bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng…

Triệu chứng thường gặp:

  • Cơ thể trẻ xuất hiện các triệu chứng như phát ban, đau bụng, buồn nôn, sưng lưỡi…
  • Nặng có thể chuyển biến thành sốc phản vệ.
  • Phần lớn các trường hợp trẻ bị dị ứng thực phẩm không gây sốt và thuyên giảm triệu chứng sau 3 – 5 giờ.

Cần lưu ý, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, sưng mắt, nghẹn cổ họng, mất kiểm soát… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Dị ứng thời tiết

Tương tự dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt.

Trong trường hợp đó, yếu tố kích thích hệ miễn dịch tạo kháng nguyên thường là do sự thay đổi đột ngột về độ ẩm, không khí, nhiệt độ…

Ngoài triệu chứng phát ban không sốt, trẻ bị dị ứng thời tiết còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa ngáy, khó chịu, hắt hơi.

Viêm da cơ địa

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị phát ban nhưng không sốt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa.

Bệnh lý này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc trưng bởi phát ban da có hình thái đa dạng, màu hồng hoặc đỏ.

Sau một thời gian, trên bề mặt phát ban da sẽ xuất hiện các vết mụn nước nhỏ, mọc khu trú, dễ vỡ, gây chảy dịch và đóng thành vảy tiết.

Tổn thương da do viêm da cơ địa thường không gây sốt. Tuy nhiên bệnh có thể đi kèm với một số vấn đề sức khỏe khác như viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Hăm tã

Trẻ nhỏ thường được dùng tã nên thường xảy ra tình trạng hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót.

Tình trạng này gây nên do da mát sát với tã quần thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3 – 15 tháng.

Triệu chứng thường gặp:

  • Phát ban ở mông, bẹn và những vùng da tiếp xúc với tã lót.
  • Nếu bị hăm tã nặng da có thể nổi các sần nước nhỏ trên bề mặt ban đỏ.
  • Các triệu chứng do hăm tã gây nên gây ngứa, khó chịu và đau rát nhưng không gây sốt ở trẻ.
  • Tuy nhiên nếu trẻ bị nhiễm trùng ở vùng da hăm tã có thể bị sốt cao, ớn lạnh, lười ăn, quấy khóc và nôn mửa.

Phát ban sau sốt

Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng cấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi trẻ nhiễm virus rubella, enterovirus, adenovirus, echovirus….

Triệu chứng thường gặp:

  • Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy vào loại virus gây bệnh và tình trạng sức khỏe.
  • Sau khoảng vài ngày, thân nhiệt trẻ sẽ trở lại bình thường.
  • Các ban da có màu hồng hoặc đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở mặt, tai rồi lan dần xuống ngực, bụng và toàn thân.

Các vết phát ban này thường vô hại và có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị y tế.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là phản ứng của mao mạch ở lớp trung bì khi có các yếu tố kích thích như dị ứng, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết, tắm nước nóng,…

Tình trạng này có thể khiến da xuất hiện sẩn ngứa, phát ban, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu, sưng viêm và nóng rát.

Do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn dịch kém nên trẻ nhỏ thường xuyên bị phát ban da không sốt do chứng nổi mề đay mẩn ngứa.

Bệnh lý này hầu như không gây nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày.

Chàm sữa

Chàm sữa là bệnh da liệu gặp khá phổ biến ở các bé từ 5 – 11 tháng tuổi.

Triệu chứng thường gặp:

  • Phát ban màu hồng sau xuất hiện các mụn nước li ti khu trú trên ban hồng
  • Mụn nước duy trì một thời gian sau đó vỡ ra, rỉ cuối cùng đóng mài và bong vảy
  • Không gây sốt nhưng gây ra tình trạng ngứa và đau khiến trẻ rất khó chịu

Các triệu chứng của chàm sữa có thể biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể gây bội nhiễm vùng da bị tổn thương.

Do các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó bé bị phát ban nhưng không sốt còn có thể do những nguyên nhân sau:

  • Ma sát với quần áo: Cho trẻ mặc trang phục có chất liệu cứng, dày và chật có thể làm tăng ma sát lên da, khiến da đỏ ứng, kích thích và nổi phát ban.
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc: Một số loại bôi tại chỗ có thể khiến vùng da dùng thuốc bị nổi ban, ngứa, bong tróc và khô ráp.

Khi nào cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ?

Thông thường, tình trạng phát ban không sốt có thể giảm nhanh chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và sức khỏe yếu, triệu chứng trên da có thể tiến triển kéo dài và nghiêm trọng dần theo thời gian.

Vì vậy mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Tình trạng phát ban không sốt kéo dài hơn 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Phát ban da có xuất hiện mụn mủ, lở loét và viêm nặng
  • Trẻ bị hen suyễn và viêm mũi dị ứng
  • Phát ban da gây ngứa nhiều khiến trẻ mất ngủ, bỏ ăn, quấy khóc

III. Câu hỏi liên quan đến vắc-xin và tiêm chủng

  1. Vắc-xin có an toàn không?

Vắc-xin rất an toàn. Nếu không tiêm hoặc dùng vắc-xin, con của bạn còn có thể bị tổn hại về sức khỏe hơn nhiều do một bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Tất cả vắc-xin đều được kiểm tra độ an toàn một cách nghiêm ngặt, bao gồm cả các thử nghiệm lâm sàng, trước khi được đưa ra sử dụng rộng rãi. Các quốc gia sẽ chỉ đăng ký và phân phối vắc-xin đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn.

  1. Tại sao tôi cần đưa con đi tiêm chủng?

Vắc-xin có thể cứu mạng sống của con người. Chỉ riêng vắc-xin sởi ước tính đã giúp ngăn chặn tử vọng cho hơn 21 triệu người từ năm 2000 đến 2017. Vắc-xin sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc nguy cơ bị tử vong, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch đang phát triển như trẻ sơ sinh. Bạn cần phải tiêm chủng cho con mình. Nếu không tiêm chủng thì những bệnh lây nhiễm cao như sởi, bạch hầu và bại liệt, những bệnh đã từng được xóa sổ tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.

  1. Liệu cơ thể của con tôi có tiếp nhận được tất cả các loại vắc-xin?

Có nhiều cha mẹ lo lắng rằng nhiều vắc-xin có thể làm quá tải hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng trẻ em tiếp xúc với hàng trăm loại vi trùng hàng ngày. Thực tế là, bị cảm lạnh hay đau họng sẽ tạo áp lực lớn hơn đến hệ miễn dịch của con bạn hơn là tiêm chủng.

  1. Tác dụng phụ của vắc-xin

Hầu hết người tiêm chủng sau khi tiêm vắc xin sẽ gặp một số tác dụng phụ của vắc-xin thông thường như sưng, đau, đỏ, ngứa tại vết tiêm, đau nhức cánh tay, người mệt mỏi, uể oải, sốt nhẹ đến vừa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa,… Tuy nhiên, chuyên gia cho biết đây đều là những tác dụng phụ phổ biến cho thấy hệ thống miễn dịch đã được kích hoạt để bảo vệ cơ thể, không quá nghiêm trọng và sẽ thuyên giảm và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không phải điều trị.

Thời điểm này để hỗ trợ giảm nhẹ các phản ứng phụ của vắc-xin và giúp người tiêm cảm thấy thoải mái hơn từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe, bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể áp dụng một số cách xử lý khoa học sau đây:

  • Đối với các tác dụng phụ của vắc-xin xảy ra tại vết tiêm như sưng, đau, đỏ, ngứa, nổi cục cứng có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giảm đau. Mặc quần áo có chất liệu mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát, rộng rãi để tránh cọ xát vào vết tiêm gây đau nhức. Các cách xử lý như dùng dầu gió, chườm nóng hay đắp khoai tây, nặn chanh lên vết tiêm được khẳng định là không có cơ sở khoa học vì có thể gây nhiễm trùng tại vết tiêm.
  • Đối với tác dụng phụ của vắc-xin toàn thân như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, giữ cơ thể mát mẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Một số tác dụng phụ của vắc-xin rất hiếm gặp như sốt cao dài nhiều ngày không thuyên giảm, khó thở, tím tái, quấy khóc kéo dài, ngưng thở, sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc,… bố mẹ hoặc người chăm sóc cần khẩn trương đưa người được tiêm vắc-xin đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Lúc này tuyệt đối không chần chừ việc đến bệnh viện vì có thể gây ra các biểu hiện trầm trọng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
  1. Vacxin có tác dụng gì khi đưa vào cơ thể?

Mỗi ngày, hệ miễn dịch của một đứa trẻ khỏe mạnh đánh bại thành công hàng ngàn loại vi trùng khác nhau. Các kháng nguyên trong vắc-xin đến từ chính loại vi trùng đó, nhưng đã suy yếu hoặc chết đi (bất hoạt) nên không thể gây bệnh. Kháng nguyên của vi trùng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật.

Vắc-xin cung cấp cho cơ thể các kháng thể cần thiết để chống lại những căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Ngay cả khi trẻ được tiêm nhiều mũi trong một lần, vắc-xin cũng chỉ chứa một phần rất nhỏ các kháng nguyên so với con số mà chúng ta phải gặp mỗi ngày trong môi trường.

  1. Tại sao phải tiêm vắc xin cho trẻ từ rất sớm?

Lịch tiêm chủng do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận được miễn dịch ngay từ những năm tháng đầu đời, bảo vệ các bé trước khi có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm. Trẻ em phải được tiêm chủng sớm vì một số căn bệnh dễ mắc từ nhỏ, có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhi.

  1. Trẻ có nên đi tiêm phòng nếu đang bị bệnh?

Thông thường, trẻ em vẫn có thể được chủng ngừa ngay cả khi đang mắc một số căn bệnh nhẹ như: cảm lạnh, đau tai, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, phụ huynh nên trình bày và hỏi ý kiến bác sĩ trước, nếu bác sĩ cho phép thì trẻ vẫn có thể được chủng ngừa bình thường.

  1. Có thể trì hoãn hoặc bỏ qua một số loại vắc-xin theo lịch trình khuyến nghị được không?

Trì hoãn hoặc bỏ qua bất kỳ liều vắc-xin nào đều khiến trẻ không được bảo vệ tốt nhất trong giai đoạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, các bệnh như viêm phổiviêm màng não mủ hoặc phế cầu khuẩn hầu như luôn xảy ra trong 2 năm đầu đời của trẻ. Một số bệnh, như viêm gan B và ho gà, sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhi nhỏ tuổi.

Tâm lý chủ quan và coi nhẹ việc chủng ngừa vắc-xin cho trẻ chẳng những không đem đến bất kỳ lợi ích nào, mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, có thể phải nhập viện hoặc đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, đưa trẻ đi tiêm vắc xin đúng theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị là biện pháp hiệu quả nhất, giúp bảo vệ sức khỏe cho các bé ngay từ nhỏ.

  1. Có phải vắc-xin chỉ dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Tại sao thanh thiếu niên cũng cần tiêm vắc-xin?

Vắc-xin được khuyên dùng trong suốt cuộc đời của mỗi người để bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các bệnh nghiêm trọng. Khi hiệu quả của các vắc-xin được chủng ngừa trong thời thơ ấu suy yếu đi, thanh thiếu niên cần tiếp tục tiêm vắc-xin để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, thanh thiếu niên cũng cần xây dựng thêm khả năng ngăn ngừa một số căn bệnh mới, trước khi nguy cơ mắc bệnh tăng lên lúc bước vào tuổi trưởng thành.

  1. Trẻ được bú sữa mẹ có cần tiêm vắc-xin đúng lịch không?

Hệ miễn dịch chưa thể phát triển đầy đủ ngay sau khi chào đời khiến trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ bị vi khuẩn tấn công hơn. Mặc dù sữa mẹ cung cấp thêm sức đề kháng cho hệ miễn dịch đang phát triển của bé, giúp trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy; tuy nhiên, sữa mẹ không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi loại bệnh tật. Chỉ có vắc xin mới là biện pháp ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả nhất. Do đó, trẻ bú sữa mẹ vẫn cần được bảo vệ lâu dài bằng tất cả các loại vắc xin theo lịch khuyến nghị ở độ tuổi thích hợp.

  1. Có phải trẻ không đi mẫu giáo và ở nhà hoàn toàn thì không cần phòng bệnh? Đợi đến khi trẻ bắt đầu đi học mới tiêm chủng có được không?

Không. Ngay cả trẻ nhỏ được chăm sóc tại nhà cũng có thể bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ, các anh chị em khác hoặc khách đến thăm. Trước khi đến trường, trẻ vẫn có thể mắc bệnh thông qua việc tiếp xúc với những người khác bên ngoài, chẳng hạn như hành khách trên máy bay, người chăm sóc trẻ em hoặc thậm chí tại các cửa hàng. Một số người đã mắc bệnh nhưng chưa biết điều đó vì không có triệu chứng sẽ lây truyền cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch còn non yếu. Không nên trì hoãn lịch tiêm chủng đến khi trẻ bắt đầu đi học, các bé cần được bảo vệ ngay bây giờ khỏi những nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm và có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin.

  1. Tại sao có một số loại vắc-xin phải tiêm nhiều hơn 1 lần?

Tiêm phòng đầy đủ các liều theo khuyến cáo của từng loại vắc-xin sẽ cung cấp cho trẻ sự bảo vệ tốt nhất. Tùy thuộc vào mỗi loại vắc-xin, trẻ sẽ cần tiêm nhiều hơn 1 liều nhằm:

  • Xây dựng khả năng miễn dịch đủ cao để ngăn ngừa bệnh tật;
  • Tăng cường khả năng miễn dịch bị suy yếu theo thời gian;
  • Đảm bảo trẻ được bảo vệ tối đa nếu không được miễn dịch sau liều đầu tiên;
  • Chống lại các tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian, ví dụ như cúm.
  1. Vắc-xin kết hợp là gì? Vắc-xin có mấy loại thì gọi là kết hợp?

Vắc-xin kết hợp bảo vệ trẻ chống lại nhiều căn bệnh chỉ bằng một mũi tiêm. Vắc-xin kết hợp làm giảm số lần tiêm phòng, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, mà còn hạn chế phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin cho trẻ.

Một số loại vắc-xin kết hợp phổ biến là:

  1. Các thành phần trong vắc xin bao gồm những gì?

Trong vắc-xin chứa các thành phần khiến cơ thể phát triển khả năng miễn dịch và một lượng nhỏ các chất khác. Tất cả các thành phần đều đóng vai trò cần thiết trong việc tạo ra vắc xin, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn an toàn và hiệu quả.

  1. Có phải thủy đậu chỉ là một bệnh nhẹ? Tại sao trẻ cần tiêm phòng thủy đậu?

Trẻ cần tiêm vắc-xin thủy đậu vì đây thực sự là một căn bệnh nghiêm trọng. Đa số trẻ em bị thủy đậu nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp bị phồng rộp nặng hoặc viêm phổi. Trước khi có vắc-xin, khoảng 50 trẻ em tử vong hàng năm do thủy đậu và khoảng 1/500 trẻ bị thủy đậu phải nhập viện.

  1. Vì sao trẻ sơ sinh vẫn cần tiêm vắc-xin ho và cúm mặc dù người mẹ đã chủng ngừa đầy đủ khi mang thai?

Kháng thể mà người mẹ truyền cho con trước khi sinh sẽ giúp bảo vệ bé chống lại bệnh ho gà và cúm. Tuy nhiên, những kháng thể này sẽ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, do đó bé vẫn cần tiêm vắc-xin đúng theo lịch khuyến nghị để bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch của chính mình trước những căn bệnh nguy hiểm.

  1. Trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch tự nhiên và tốt hơn so với các loại vắc-xin không?

Trẻ sơ sinh có thể nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ trong vài tuần cuối của thai kỳ, nhưng chỉ đối với một vài bệnh cụ thể. Cho con bú sữa mẹ cũng sẽ bảo vệ trẻ tạm thời khỏi các tình trạng nhiễm trùng nhẹ, chẳng hạn như cảm lạnh. Tuy nhiên những kháng thể này không tồn tại lâu và bé sẽ dễ bị bệnh trong giai đoạn đầu đời.

Ngoài ra, miễn dịch tự nhiên cũng xuất hiện khi trẻ đã từng bị nhiễm bệnh, ví dụ như thủy đậu. Tuy có hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với tiêm chủng, nhưng miễn dịch tự nhiên có nhiều rủi ro hơn bởi những biến chứng tiềm ẩn của căn bệnh. Trong khi đó việc chủng ngừa vắc xin chỉ gây đau cánh tay trong một thời gian ngắn.

  1. Tại sao một số bệnh đã được kiểm soát trên toàn quốc và có tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng vẫn cần chủng ngừa?

Một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin, như rubella và thủy đậu, vẫn còn phổ biến ở nước ta. Mặt khác, có những hiện không còn phổ biến là nhờ vào vắc-xin chủng ngừa. Tuy nhiên nếu ngừng tiêm chủng, một vài trường hợp mắc bệnh có thể lây lan rất nhanh chóng, bùng phát thành hàng chục hoặc hàng trăm ngàn trường hợp.

Nhiều căn bệnh nghiêm trọng có thể phòng ngừa bằng vắc-xin vẫn còn phổ biến ở các nơi khác trên thế giới. Ngay cả khi không đi du lịch nước ngoài, trẻ vẫn có thể tiếp xúc với du khách quốc tế ở bất cứ nơi đâu trong cộng đồng. Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ tất cả các loại vắc xin thì khi tiếp xúc với virus có thể bị bệnh nặng và lây lan nhanh./.

Tổng hợp: DS. Đường Mỹ Nhi, DS. Lê Ngọc Tú – Khoa Dược

Tài liệu tham khảo:

  1. UNICEF Việt Nam – Một số thắc mắc về vắc-xin
  2. https://vnvc.vn/vi-sao-phai-tiem-vac-xin/
  3. https://vilaphoikhoe.kcb.vn/cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-hen-suyen/
  4. https://vnvc.vn/hinh-anh-sot-phat-ban-va-soi/
  5. https://tamanhhospital.vn/mau-phan-cua-tre-so-sinh/

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •