NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CẤP TÍNH Ở TRẺ EM

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Khoa Cấp cứu Nhi

  Vấn đề ăn uống của trẻ luôn được quý phụ huynh quan tâm để có thể chọn cho con thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và hợp khẩu vị. Thế nhưng một bữa ăn đảm bảo an toàn lại là việc khá nan giải vì ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo của nhiều ba mẹ, ngay cả khi rất cẩn thận cũng có thể xảy ra.

  Với mong muốn giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong việc nhận biết, xử trí và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tại sao chúng ta bị ngộ độc thực phẩm?

  • Do độc tố tự nhiên có sẳn trong thực phẩm (nấm độc, khoai mì, khoai tây mầm, lá ngón, cá nóc …)
  • Thuốc tăng trưởng, trừ sâu, chất bảo quản vượt quá mức cho phép trong rau quả, các chất phụ gia, phẩm màu …
  • Thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường khiến cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, chế biến không vệ sinh, chưa được nấu chín kỹ, thậm chí do nguồn nước ô nhiễm.

Triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… Trường hợp nặng có thể tức ngực, khó thở, co giật, lơ mơ, hôn mê, thậm chí tử vong.

Biểu hiện sau khi ăn phải những thức ăn này cũng khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và loại tác nhân gây ngộ độc cũng như sức khỏe, khả năng đề kháng của mỗi người.

Xử trí ban đầu

Gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế nên:

  • Ngừng việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc.
  • Để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (mắt trũng, khát, li bì, tiểu ít, …) do ói mửa, tiêu chảy.
  • Đảm bảo bù nước cho đầy đủ, cho trẻ uống dung dịch Oresol (nếu có sẵn) theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải. 
  • Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Không để trẻ ăn uống mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Không sử dụng thực phẩm chứa độc tố hay thực phẩm có dấu hiệu bị hỏng.
  • Kiểm tra kĩ thời hạn sử dụng của các thực phẩm đóng gói trước khi sử dụng.
  • Rửa tay sạch với xà phòng trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn

Thời gian, môi trường bảo quản thực phẩm phù hợp, thường xuyên vệ sinh tủ lạnh nếu có sử dụng để lưu trữ, bảo quản thực phẩm (tham khảo)

Tài liệu tham khảo:

https://nhidong.org.vn/cac-benh-thuong-gap/ngo-doc-thuc-an-c57-575.aspx

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/ngo-doc-thuc-pham-o-tre-em-nhung-luu-y-quan-trong-cha-me-can-biet.html

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •