LÀM THẾ NÀO BIẾT CON BỊ SỞI HAY SỐT PHÁT BAN ?

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS .Phạm Song Ngân

 

Các bậc phụ huynh hiện nay đều quá quen thuộc với từ “sốt phát ban”. Ở trẻ em, nhất là độ tuổi mẫu giáo đều có ít nhất một lần bị sốt, ho, sổ mũi và phát ban toàn thân.

Tuy nhiên hiện nay dịch bệnh Sởi đã quay trở lại. Bệnh Sởi cũng có sốt, ho và phát ban toàn thân. Vậy thì cha mẹ làm sao nhận biết con mình có thật bị Sởi hay chỉ là sốt phát ban đơn thuần? Ngoài Sởi thì còn có những bệnh nào gây phát ban và sốt?

Sau đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ mà phụ huynh cần nắm để có thể theo dõi và nhận biết con mình đang mắc bệnh nào để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế chữa bệnh.

BỆNH SỞI

  1. Triệu chứng: biểu hiện đặc trưng là:

+ Sốt

+ Ho, sổ mũi

+ Đỏ mắt

+ Phát ban

* Phát ban của bệnh Sởi: Các nốt ban hình tròn hoặc bầu dục, tập trung thành đám tròn, nằm xen kẽ với các mảng da lành, căng da thì ban biến mất. Ban không ngứa, phẳng hoặc hơi nổi gờ so với bề mặt da, sờ mịn như nhung

  1. Trình tự phát ban: từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tay chân, cả ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì hạ sốt. Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu gọi là vết vằn da hổ.

Phát ban của bệnh Sởi. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Vết “vằn da hổ” của trẻ bệnh Sởi. Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi An Giang

  1. Biến chứng: ảnh hưởng thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tai – mũi – họng.
  2. Phòng ngừa: Tiêm ngừa là biện pháp hiệu quả nhất.

SỐT PHÁT BAN KHÔNG DO SỞI

  1. Triệu chứng

+ Sốt: sốt cao từng cơn (nhiệt độ có thể tăng lên 39 – 40 độ C)

+ Ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng.

+ Sưng hạch: khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

+ Rối loạn tiêu hóa: nếu do virus đường tiêu hóa gây ra, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa (phân lỏng, nhầy, không có máu và có thể nôn ói sau khi ăn).

+ Phát ban

*Hầu hết bệnh sốt phát ban từ ngày thứ 4 trở đi người bệnh thường hết sốt, ăn được, da có thể bị nổi phát ban 3 -5 ngày rồi lặn.

  1. Trình tự ban: không mọc theo trình tự như Sởi, căng da ra thì ban sẽ biến mất, buông ra màu đỏ sẽ phục hồi lại ngay.

Sốt phát ban ở trẻ em. Ảnh: Heathline.com

  1. Biến chứng: Sốt cao gây co giật, mất nước và điện giải
  2. Phòng ngừa:

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng

– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE (SXH)

 Triệu chứng:

+  Sốt: Sốt cao liên tục 3 – 4 ngày.

+ Ho, đau họng, sổ mũi.

+ Đau cơ, đau nhức 2 mắt.

+ Da đỏ ửng, môi đỏ tươi.

+ Chấm xuất huyết da: dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da đỏt, nếu thấy chấm đỏ li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ lại xuất hiện, đó là sốt xuất huyết Dengue

+ Ban sốt xuất huyết

  1. Trình tự: không theo trình tự. Ban thường xuất hiện ở giai đoạn hồi phục của bệnh, xuất hiện chủ yếu tập trung ở tay và chân. Có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

Ban hồi phục trong Sốt xuất huyết Dengue. Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi An Giang

 

  1. Biến chứng: chảy máu tiêu hóa, tình trạng suy các cơ quan cấp tính.
  2. Phòng ngừa:

+ Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng

+ Phòng chống muỗi đốt: mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, dùng kem xịt mũi

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y Tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi”
  2. Bộ Y Tế (2023), “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sốt xuất huyết Dengue”
  3. Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •