LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  1. ĐẠI CƯƠNG

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh lý phụ khoa mạn tính, phức tạp, dễ tái phát, trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung. Sự hiện diện mô lạc chỗ này thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính và là bệnh lí phụ thuộc estrogen.

Bệnh LNMTC bao gồm các thể: LNMTC ở phúc mạc, LNMTC ở buồng trứng, LNMTC sâu, bệnh tuyến cơ tử cung (hay còn gọi LNMTC vào cơ tử cung), LNMTC ở các vị trí khác như sẹo mổ lấy thai, vết may tầng sinh môn; các thể LNMTC thường đi kèm với nhau trên cùng một bệnh nhân.

Tần suất: thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ (30-40 tuổi),;có thể lên tới 10% dân số chung, 40% dân số hiếm muộn; 71-87% phụ nữ có đau vùng chậu.

  1. YẾU TỐ NGUY CƠ

Phụ nữ chưa sinh đẻ, chu kỳ kinh ngắn, hành kinh dài ngày, cường kinh, dậy thì sớm

Tiền sử gia đình có người bị LNMTC

Tắc nghẽn đường thoát máu kinh

Sự phơi nhiễm với các chất hoá học dẫn đến biến đổi các nội tiết tố

Thức uống có cồn, caffeine, chất béo, thịt đỏ, thuốc lá… có thể là nguy cơ cao LNMTC

III. TRIỆU CHỨNG

Đau bụng khi hành kinh, có thể đau không liên quan kỳ kinh, đau không có tính chu kỳ, đau sau khi giao hợp, hoặc đau khu trú theo kỳ kinh tại thành bụng quanh sẹo mổ lấy thai, hoặc đau tại vùng tầng sinh môn sau sinh đường âm đạo…, xuất huyết tử cung bất thường, chậm hoặc không có thai.

 

 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có đi đại tiện (cầu) đau, đi tiểu đau, tiểu ra máu, chảy máu trực tràng….xảy ra theo chu kỳ kinh. Các khối lạc tuyến NMTC ở buồng trứng có kích thước lớn có thể gây chèn ép trực tràng hay bàng quang gây các triệu chứng do chèn ép như tiểu khó tiểu lắt nhắt, táo bón….

Không có triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ với một bệnh lý khác.

  1. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung cần dựa vào bệnh sử, khám thành bụng, âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn/ khám trực tràng, nhất là khi có triệu chứng, siêu âm ngả âm đạo (TVS), cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm các dấu ấn sinh học.

Nội soi ổ bụng kết hợp với sinh thiết là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.

  1. ĐIỀU TRỊ

Cá thể hóa điều trị hướng đến lợi ích người bệnh, không hướng đến mục tiêu loại bỏ tổn thương.

Tối ưu hóa điều trị nội khoa và tránh các phẫu thuật lặp đi lặp lại.

  • Điều trị nội khoa liên quan đến đau

Điều trị giảm đau lựa chọn đầu tiên: Giảm đau, kháng viêm non-steroid (NSAIDS); Thuốc ngừa thai kết hợp (COCs); Liệu pháp progestin, kháng progestin, danazol.

Điều trị giảm đau lựa chọn thứ hai: khi nhóm NSAID, COCs  không có hiệu quả giảm đau.

  • Progestin
  • GnRH đồng vận
  • Chất ức chế men thơm hóa (Aromatase inhibitor)
  • Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật bảo tồn (giữ lại tử cung và hai phần phụ)

Phẫu thuật tận gốc (cắt tử cung và hai phần phụ)

  • Điều trị liên quan hiếm muộn

BsCKI Nguyễn Thị Ngọc Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Quyết định 5306/QĐ-BYT 2019 tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
  2. Chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung – “ Phác đồ Bệnh viện Hùng Vương 2024”
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •