KHÁNG SINH DỰ PHÒNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

 

 Đặng Ngọc Thạch

I. Khái niệm về kháng sinh dự phòng (KSDP)

1. Định nghĩa: KSDP là việc sử dụng một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu thủ thuật, và kết thúc trong 24 giờ

2. Mục đích sử dụng KSDP:

Đạt nồng độ diệt khuẩn trong các mô vào thời điểm dễ bị vấy nhiễm

KSDP không nhằm ngăn ngừa các nhiễm khuẩn do vấy nhiễm trong thời gian hậu phẫu (do ống dẫn lưu, ống sonde tiểu, vết thương để hở,…)

KSDP không nhằm “tiệt khuẩn” mô, mà chỉ giảm vấy nhiễm trong phẫu thuật đến mức mà sức đề kháng cơ thể chịu được

KSDP làm giảm chứ không loại bỏ hẳn được nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM)

Không thể chỉ dựa vào KSDP mà lơ là các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nhiễm khuẩn

KSDP sử dụng khi chưa có nhiễm khuẩn, vì vậy chỉ áp dụng đối với phẫu thuật loại sạch hoặc sạch-nhiễm. Các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định có nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh điều trị (nhiễm khuẩn ối, áp xe phần phụ , viêm phúc mạc,…)

II. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh dự phòng

6 hướng dẫn chính yếu của việc sử dụng KSDP trong phẫu thuật sản phụ khoa:

  1. Giới hạn kháng sinh sử dụng cho các tình huống nguy cơ cao
  2. Thiết lập được nồng độ kháng sinh trong mô cơ thể trước khi phẫu thuật
  3. Đưa vào cơ thể liệu pháp kháng sinh ngắn hạn giúp hạn chế tối thiểu liều thuốc có liên quan đến các phản ứng gây độc
  4. Sử dụng kháng sinh lựa chọn thứ hai và thứ ba
  5. Chọn kháng sinh có hiệu quả đối kháng với tác nhân gây bệnh
  6. Đảm bảo rằng các lợi ích đem lại nhiều hơn tác dụng có hại của KSDP

Chọn KSDP phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau

Sử dụng KSDP cho loại phẫu thuật mà đã có chứng cứ từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy KSDP làm giảm NKVM

Sử dụng loại KSDP an toàn, không đắt tiền, và có tác dụng diệt khuẩn đối với hầu hết các vi khuẩn có thể bị vấy nhiễm trong thời gian phẫu thuật

Chọn thời điểm tiêm liều kháng sinh đầu tiên sao cho đạt được nồng độ diệt khuẩn trong huyết thanh và mô trước khi rạch da

Duy trì nồng độ kháng sinh trong huyết thanh và mô trong suốt cuộc phẫu thuật, và vài giờ sau khâu vết mổ

III. Các loại kháng sinh được khuyến cáo cho các phẫu thủ thuật sản phụ khoa

1. Phẫu – thủ thuật sản khoa:

Loại phẫu thuật Kháng sinh dự phòng Ghi chú
Mổ lấy thai cấp cứu hoặc chủ động

 

Cefazolin 1g (TMC)

Thời điểm: trước rạch da trong vòng 30’

Nếu dị ứng Penicillin hay Cephalosporin: Clindamycin 600 mg truyền TM trước rạch da

Nếu máu mất trong lúc mổ ≥ 1000ml: tiêm thêm 1g Cefazolin ngay sau phẫu thuật

Nếu sản phụ béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100 kg) dùng 2g Cefazolin trước rạch da

(Sử dụng KSDP trong sản khoa của BYT)

Mổ lấy thai chủ động có cấy vi trùng nhiễm tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) Sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin và Vancomycin trước phẫu thuật 60 phút

Cefazolin 1g (TMC), và Vancomycin 1g (truyền TM)

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng khi làm thủ thuật, phẫu thuật sản khoa Ampicillin + ức chế beta-lactamase, 1g (TMC) trước phẫu/thủ thuật 30 phút
Sanh thường Không khuyến cáo sử dụng
Sanh thủ thuật (Forceps hay giác hút) Không khuyến cáo sử dụng
Bóc nhau bằng tay Ampicillin + ức chế beta-lactamase, 1g (TMC) trước thủ thuật 30 phút
Phục hồi rách TSM độ 3 và 4 Cefotetan hay Cefoxitin 1g (TMC) trước thủ thuật Sử dụng Kháng sinh trong dự phòng sản khoa của Bộ y tế
Khâu eo tử cung Cefazolin 1g (TMC) trước thủ thuật
Nong và nạo sau sanh Cefazolin 1g (TMC) trước thủ thuật
Chọc ối

Sinh thiết gai nhau

Không khuyến cáo sử dụng

2. Phẫu – thủ thuật phụ khoa:

 Loại phẫu/thủ thuật Kháng sinh dự phòng Ghi chú
Phẫu thuật cắt tử cung

·         Ngã âm đạo

·         Ngã bụng

·         Nội soi

Cefazolin 1g (TMC)

Trước rạch da

Nếu máu mất trên 1000 ml, lặp lại 1g Cefazolin ngay sau phẫu thuật

Nếu bệnh nhân béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100 kg) dùng 2g Cefazolin trước rạch da

Phẫu thuật nội soi

·         Chẩn đoán

·         Sinh thiết

·         Triệt sản

·         Buồng tử cung

Cefazolin 1g (TMC)

Trước rạch da

Phẫu thuật sàn chậu – niệu Cefazolin 1g (TMC)

Trước rạch da

Nếu máu mất trên 1000 ml, lặp lại 1g Cefazolin ngay sau phẫu thuật

Nếu sản phụ béo phì (BMI ≥ 30 hoặc cân nặng ≥ 100 kg) dùng 2g Cefazolin trước rạch da

Dị ứng Penicillin hay Cephalosporin Clindamycin 600 mg truyền TM trước rạch da
Phá thai ngoại khoa Doxycycline 100 mg

01 viên (uống) 1 giờ trước thủ thuật

02 viên (uống) sau thủ thuật

Đặt vòng tránh thai Không khuyến cáo sử dụng (Khuyến cáo mức độ A) Trừ trường hợp nhiễm khuẩn hoặc có bệnh lý lây lan qua đường tình dục
Chụp HSG Doxycycline 100 mg

01 viên (uống) x 2 lần trong 5 ngày Nên tầm soát STD trước khi chụp HSG

Nạo sinh thiết buồng tử cung Cefazolin 1g (TMC)

Trước thủ thuật 30 phút

Khoét chóp CTC Cefazolin 1g (TMC)

Trước thủ thuật 30 phút

Kiểm tra niệu động học Tầm soát nhiễm trùng tiểu bằng cấy nước tiểu và/hoặc tổng phân tích nước tiểu

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. ACOG Practice Bulletin No. 104. Antibiotic prophylaxis for gynecologic procedures
  2. ACOG Practice Bulletin No. 120. Use of prophylactic antibiotics in labor and delivery
  3. Gilles R. G. Monif and David A. Baker. Infectious diseases in obstetrics and gynecology 6thedition. Prophylactic Antibiotics, 38-44.
  4. SOGC Clinical Practice Guideline No. 247. Antibiotic prophylaxis in Obstetric procedures
  5. SOGC Clinical Practice Guideline No. 275. Antibiotic prophylaxis in Gynaecologic procedures
  6. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh – Bộ y tế. Sử dụng kháng sinh trong dự phòng sản khoa, trang 217-218

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •