HƯỚNG DẪN MẸ CHO BÉ BÚ ĐÚNG CÁCH

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

MỤC TIÊU:

  1. Mục tiêu đạt được sau khi bà mẹ được hướng dẫn cho bé bú đúng cách:
  • Bà mẹ biết được lợi ích của việc cho bé bú đúng.
  • Bà mẹ biết cho bé bú đúng cách.
  1. Quy trình hướng dẫn bà mẹ cho bé bú đúng cách.

NỘI DUNG:

  1. Lợi ích của việc cho bé bú đúng cách:
  • Giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ.
  • Giúp bài tiết sữa sớm, tăng tiết sữa.
  • Giảm những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ: đau, nứt đầu ti, không đủ sữa, cương tức vú.
  1. Một số khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ:
  • Cho bú sớm, trong vòng một giờ đầu sau đẻ.
  • Cho bú hoàn toàn trong 4 – 6 tháng đầu sau đẻ.
  • Tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.
  1. Thực hành bú đúng:

Tư thế bú đúng:

  • Mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi sao cho bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
  • Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
  • Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Đỡ đầu, vai và mông thẳng hàng

Tư thế cho bé bú đúng cách

Cách giúp trẻ ngậm bắt vú đúng:

  • Chạm môi trẻ vào núm vú mẹ.
  • Chờ miệng bé hả rộng.
  • Đưa trẻ tới ngậm sâu vào vú mẹ với môi dưới của trẻ ở phái dưới nắm vú.

Cách ngậm bắt vú đúng:

  • Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
  • Miệng trẻ mở rộng.
  • Môi dưới hướng ra ngoài.
  • Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.

Cách ngậm bắt vú đúng

Các dấu hiệu trẻ bú tốt:

  • Trẻ bú với nhịp mút sâu và chậm.
  • Khi bú, thỉnh thoảng trẻ ngừng lại nghỉ một khoảng ngắn; không phát ra âm thanh khi mút.
  • Mẹ cảm thấy bầu vú rỗng sau khi cho bú (nên cho trẻ bú hết một bên sau đó mới chuyển sang bên kia.

Các khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ:

  – Không đủ sữa:

     * Nguyên nhân:

  • Mẹ mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, ăn không đủ dinh dưỡng.
  • Trẻ ngậm bắt vú không đúng đúng cách.
  • Trẻ bổ sung thêm sữa công thức, giảm số lần bú mẹ.

      * Khắc phục:

  • Cho bé bú sớm từ nửa giờ đến một giờ ngay sau sanh.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bú theo nhu cầu của trẻ (trung bình khoảng 8 đến 12 lần trong ngày).
  • Mẹ cho bé bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
  • Bé bú cạn sữa trong vú.
  • Mẹ ăn đủ chất, tối thiểu 3 bữa trong ngày và bổ sung thêm bữa phụ, ăn đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước (2-3 lít mỗi ngày: nước đun sôi để nguội, nước canh, nước trái cây, sữa, …)
  • Mẹ giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc (8 tiếng một ngày).

– Căng tức sữa:

     * Nguyên nhân:

  • Không cho bú sớm, không cho bú thường xuyên,
  • Ngậm bắt vú kém, hạn chế thời gian mỗi bữa bú.

     * Khắc phục:

  • Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt.
  • Chườm ấm, massage vú, vắt sữa (bằng tay hoặc bằng máy).
  • Trong trường hợp căng tức, đau nhiều, bà mẹ có thể chườm lạnh để giảm đau trước và sau khi vắt sữa.

Cách massage vắt sữa

– Nứt núm vú:

     * Nguyên nhân:

  • Trẻ ngậm bắt vú sai.

     * Khắc phục:

  • Điều chỉnh lại cách ngậm bắt vú.
  • Vệ sinh vú trước và sau khi cho bé bú.
  • Núm vú chảy máu, chảy dịch: khám bác sĩ, chăm sóc theo hướng dẫn.

Núm vú nứt nhẹ . Núm vú nứt chảy máu, chảy dịch

– Núm vú phẳng và bị tụt vào trong: 

     * Khắc phục:

  • Cố gắng cho bé ngậm bắt vú đúng (ngậm sâu vào quầng vú).
  • Dùm ngón trỏ và ngón cái vê tròn, kéo nhẹ núm vú hướng ra ngoài.
  • Chú ý vệ sinh vú.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thực hành Sản Phụ Khoa, Đại Học Y Dược TP. HCM, Bộ Môn Phụ Sản, Chủ biên PGS.TS. Trần Thị Lợi.
  2. http://viendinhduong.vn/vi/pho-bien-kien-thuc-chuyen-mon/nuoi-con-bang-sua-me.html
  3. https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/breastfeeding-class
  4. https://www.parents.com/baby/breastfeeding/tips/7-tips-for-getting-baby-latched-on-to-the-breast/

CNHS Nguyễn Thanh Khôi

Khoa Hậu phẫu-Hậu sản-Bệnh Viện Sản Nhi An Giang

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •