HỘI CHỨNG BÌU CẤP

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Hội chứng bìu cấp là biểu hiện cấp tính tình trạng đau đột ngột ở bìu có thể kèm sưng, đỏ vùng bìu và dấu hiệu toàn thân.

Các nguyên nhân thường gặp gây ra hội chứng bìu cấp: xoắn tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm mào tinh-tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn. Trong đó xoắn tinh hoàn đe dọa gây tổn thương tinh hoàn không hồi phục nên phải được theo dõi cấp cứu cho đến khi loại trừ. Chậm trễn hay sai lầm trong chẩn đoán có thể dẫn đến tổn thương không hồi phục hoặc hoại tử tinh hoàn do xoắn thừng tinh.

XOẮN TINH HOÀN:

 Xoắn tinh hoàn là tình trạng xoắn các cấu trúc của thừng tinh, làm ngăn cản dòng máu đến tinh hoàn và mào tinh dẫn đến tinh hoàn có thể bị hoại tử. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là ở sơ sinh và lứa tuổi dậy thì. Có hai kiểu xoắn: xoắn trong tinh mạc và xoắn trên tinh mạc.

Xoắn trong tinh mạc: hay gặp ở trẻ lớn, do tinh mạc bám cao vào thừng tinh, tinh hoàn cố định lỏng lẻo có khuynh hướng nằm ngang trong tinh mạc. Tinh hoàn xoay làm thừng tinh trong tinh mạc xoắn

Xoắn ngoài tinh mạc: do thừng tinh, tinh mạc không cố định tốt trong bìu. Thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trong tinh hoàn ẩn.

Chẩn đoán:

 Cơ năng: cơn đau xảy ra đột ngột, dữ dội, tăng dần và không dừng, đặc biệt cơn đau khởi phát từ ban đêm đến sáng hôm sau cần nghĩ đến nguyên nhân xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, một số bệnh nhi chịu đựng giỏi, bệnh nhi nhút nhát hoặc cơn đau có thể khởi phát mơ hồ hoặc không dau, có khi vị trí đau ở bẹn, hạ vị, cần khám cả bìu ở trường hợp bệnh nhi bị đau bụng.

Nếu trẻ có sốt, nhiễm trùng tiểu thường gợi ý vấn đề viêm mào tinh hoàn.

Thực thể: tinh hoàn sưng to, nằm cao và trục xoay ngang, kéo tinh hoàn xuống thấp gây đau nhiều hơn.

Tinh hoàn xoay ngang, nằm cao.

Tinh hoàn ẩn xoắn làm cho bệnh nhân đau ở và xuất hiện khối phồng vùng ống bẹn, ấn đau và bìu cùng bên không sờ thấy tinh hoàn. Mất phản xạ da bìu là dấu hiệu có giá trị cao trong xoắn tinh hoàn. Đau giới hạn ở vị trí cực trên tinh hoàn gợi ý xoắn phần phụ tinh hoàn, thăm khám có thể tìm thấy một đốm xanh sậm màu xuyên qua da bìu (blue dot sign).

Xét nghiệmKhi có nghi ngờ xoắn tinh hoàn sau khi thăm khám, nên tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.

Siêu âm Doppler màu giúp chẩn đoán xoắn tinh hoàn, khảo sát sự tưới máu tinh hoàn còn hay mất với độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 99%

Giảm tưới máu tinh hoàn trên siêu âm

Quyết định phẫu thuật một bệnh nhân có “bìu cấp” chủ yếu dựa vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng chứ không chờ đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh. Nên phẫu thuật thám sát ngay cả những trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 36 giờ vì có những trường hợp mức độ xoắn nhẹ. Phẫu thuật trước 6 giờ có khả năng cứu 100%, từ 6 giờ đến 12 giờ 70% và 20% từ 12giờ đến 24 giờ.

Chẩn đoán phân biệt:

 Xoắn phần phụ tinh hoàn: Phản xạ da bìu vẫn còn và tinh hoàn vẫn di động. Đau khu trú ở cực trên tinh hoàn hoặc mào tinh, đau thường khởi phát tăng dần hơn là cấp tính và không kèm theo nôn, ói, đau bụng. Dấu hiệu blue dot sign  là dấu đặc hiệu của xoắn phần phụ tinh hoàn, tuy nhiên “blue dot sign” chỉ phát hiện được ở 20% các trường hợp bệnh nhân bị xoắn phần phụ tinh hoàn. Xoắn phần phụ tinh hoàn không đòi hỏi phẫu thuật nếu được chẩn đoán chính xác.

Phần phụ tinh hoàn bao gồm: tinh hoàn phụ, mào tinh phụ, ống tinh bất thường, di tích cực đuôi ống Wolf. Trên lâm sàng xoắn phần phụ tinh hoàn chủ yếu là tinh hoàn phụ và mào tinh phụ

Henoch-Schonlein purpura: Bệnh hiếm gặp vời biểu hiện sưng đau vùng bẹn. Thường kèm theo ban đỏ ở da, đau bụng cơn, đau khớp, đôi khi có tiểu máu do tổn thương cầu thận. Triệu chứng liên quan đến bộ  phận sinh dục ngoài là sưng đau và bầm máu. Ảnh hưởng tại bìu thường là thứ phát của thương tổn mạch máu lan tỏa liên quan đến tinh hoàn. Bệnh tự giới hạn và đáp ứng tốt với corticoid.

Viêm mào tinh hoàn: Cơn đau khởi phát từ từ, sốt và tiểu đau hay đi kèm theo. Hay gặp từ 9-14 tuổi. Ở trẻ nhỏ hơn bệnh nhi kèm dị dạng hậu môn trực tràng hay dị dạng tiết niệu sinh dục.

Viêm tinh hoàn:  có thể là nhiễm trùng hay viêm,  là do ảnh hưởng trực tiếp từ viêm mào tinh. Nhiễm trùng chỉ ảnh hưởng đến tinh hoàn hiếm gặp ở trẻ em, đây là hậu quả của vi trùng lan tỏa theo đường máu hoặc sau khi bị quai bị.

Chấn thương bìu: Chấn thương bìu có thể gây ra tụ máu trong bìu, chảy máu trong tinh hoàn hoặc rách màng bao tinh hoàn, tinh hoàn lộ ra ngoài bìu. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán tốt nhất. Nếu có vỡ tinh hoàn (rách màng bao) là có chỉ định phẫu thuật.

Xử trí: Khi nghi ngờ có xoắn tinh hoàn có chỉ định phẫu thuật thám sát, đây vừa là động tác chẩn đoán cũng như điều trị.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •