1. Hạ canxi máu là bệnh gì có nguy hiểm không?
Bệnh hạ canxi trong máu có ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đối với riêng trẻ nhỏ, bệnh sẽ để lại những biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Nguy hiểm hơn là thời gian đầu những triệu chứng biểu hiện của bệnh không hề rõ ràng, chúng cứ tăng tiến dần đến khi nhận biết được bệnh thì cũng là lúc bệnh đã trở nên nặng và gặp nhiều khó khăn để điều trị.
Ở trẻ nhỏ, khi cơ thể của chúng vẫn cần rất nhiều dưỡng chất để lớn lên và hoàn thiện, việc thiếu hụt bất kỳ loại chất nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng, cụ thể sẽ được kể đến như:
Cơ thể còi cọc, yếu đuối, suy dinh dưỡng
Mọi chức năng vận động và hoạt động của não bộ đều không bình thường
Bệnh lý về xương: xương mềm, nhuyễn xương, loãng xương…
Bệnh lý thần kinh: cơn tetani
2. tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dể bị hạ canxi máu?
Hiện tượng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong hai tuần đầu sau sinh, do nhu cầu phát triển xương mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, nhưng sau khi cắt rốn, lượng can xi từ mẹ cung cấp cho con bị cắt đột ngột và nguồn canxi cung cấp từ bên ngoài qua sữa thường thiếu.
Trong sữa mẹ lượng Ca và P rất thích hợp cho con (uống sữa bò hay nước cháo sẽ có nhiều phosphate). Nhưng nếu chỉ bú sẽ mẹ mà không ra ánh sáng thì sự hấp thụ Ca sẽ giảm vì không có vitamin D, thường sau 1 tuần lượng vitamin D trong sữa mẹ không đủ cho bé.
Nguyên nhân gây hạ canxi máu ở trẻ chủ yếu là do chế độ ăn không cung cấp đủ canxi so với nhu cầu phát triển của trẻ (tạo xương, răng…) hoặc do trẻ kém hấp thu canxi do thiếu vitamin D.
3. khi nào trẻ bị hạ canxi máu?
Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi toàn phần trong máu dưới 8,8mg/dL (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi iôn hoá dưới 4,7mg/dL
(1,17mmol/L). Có nhiều nguyên nhân gây ra hạ canxi máu nên, trong đó chủ yếu là:
- Thiếu vitamin D dẫn đến cơ thể giảm khả năng hấp canxi.
- Thức ăn thiếu canxi.
- Hấp thu kém trong những bệnh như cắt đoạn ruột, hội chứng kém hấp thu.
- Giảm canxi do nguyên nhân tâm lý như giảm albumin huyết thanh, tăng phosphate máu hoặc do dùng thuốc kích thích beta 2 kéo dài.
- Bệnh lý thận: bệnh lý ống thận, suy thận… dùng thuốc lợi tiểu kiểu furosemid quá nhiều gây tăng đào thải canxi.
- Các rối loạn nội tiết: suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp…
4. nhận biết dấu hiệu hạ canxi máu
4.1 Nhẹ: khi kích thích bé gồng (Spasmophilie)
Khi ngủ: bé dễ bị tăng kích thích thần kinh cơ, ngủ hay giật mình, khóc thét, cơn khóc rất đặc biệt bé cứng toàn thân, tăng trương lực cơ chi trên co, chi dưới duỗi thẳng, đầu ngó sau. Thanh quản co thắt: bé đỏ, tím ngừng thở trong cơn khóc (cơn khóc kéo dài) càng khóc khi cho bú và càng dỗ càng ru, càng khóc nhiều à bé được ôm chặt, giữ yên trong giây lát là bé hết.
Dấu hiệu Chovosteck – tăng phản xạ gân xương.
Dấu hiệu Trousseau – co rút cơ.
Bé khóc đêm nhiều, trong khi đó các bà mẹ cho là bé khóc 3 tháng 10 ngày.
Khi thở: chỉ một luồng không khí hít vào gây co thắt (khó thở thì hít vào) khó thở nhanh, co kéo lồng ngực (khó thở thanh quản). Khó thở có khi có tiếng rít khàn tiếng hoặc mất tiếng. Khó thở xuất hiện sau vài 3 ngày, càng tăng đến lúc nhập viện (lúc đầu mẹ không cho nhập viện vì bé vẫn chơi và chịu đựng được).
Khi bú: các cơ đường tiêu hoá bị kích thích, khi bú vào ít phút dạ dày bị co bóp nhiều à ọc sữa (gia đình cho bé bú không tiêu). Cơ hoành kích thích nứt cục. Các quai ruột co bóp kích thích à són phân ra ngoài, hoặc nghe tiếng sôi ruột do nhu động gia tăng “đi tước”. Bàng quang kích thích són nước tiểu trẻ rất sợ mặc dù đói.
Cơ tim và hô hấp: rối loạn nhịp thở, nhịp tim.
+ Nhịp thở đôi lúc dồn dập nhanh: 40 – 60 lần/phút à 80 – 100 lần/phút.
+ Nhịp tim: rối loạn nhịp tim giống như nhịp thở, tim nhanh 160 lần/phút à 200 lần/phút. Chậm lại à nhanh à chậm lại. Dễ chẩn đoán lầm với suy tim thường xảy ra lúc bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi… (chẩn đoán lầm suy tim do thiếu B1 cấp)
4.2 Nặng: Tetanie
Co giật: cơ bị co thắt, khó thở (thanh quản) toàn thân cứng như gỗ, 2 chi trên co, 2 chi dưới duỗi thẳng uốn cong. Bé tím tái ngừng thở, tử vong do rối loạn nhịp tim, nhịp thở (tự nhiên tăng từng cơn co giật, hoặc mỗi khi chạm vào bé)
Co giật và run cơ:
+ Nhẹ ở chi hoặc cằm kéo dài vài giây hoặc hơn, run cằm, các đầu chi.
+ Trẻ đẻ non không có cơn co giật rõ ràng mà chỉ ngừng thở, tím tái từng cơn.
4.3 Một số các triệu chứng ít đặc hiệu:
+ Phù do tăng tính thấm thành mạch và có thể kèm theo xuất huyết.
+ Thóp căng phồng.
+ Phản ứng: sốt cao, co giật…
Chủ yếu chẩn đoán dựa vào Ca máu: canxi toàn phần < 3,5 mEq/l hay canxi ion hoá < 1 mmol/l (4 mg/dl)
- Đôi khi kèm theo hạ Mg máu.
- Song song với Ca máu giảm, lượng phosphate máu tăng, nhưng không thường xuyên, tuỳ theo nguyên nhân.
- Điện tâm đồ rất có giá trị chẩn đoán: ST dài, sóng T nhọn, rộng, nhịp tim nhanh.
- Điện tâm đồ thường không thay đổi ở trẻ sơ sinh mặc dù Ca máu giảm nặng, điện não đồ cũng không đặc hiệu.
5. Điều trị hạ canxi máu như thế nào?
5.1. Trẻ có cơn Tétanie, co giật hay suy tim liên quan đến giảm canxi máu nặng cần nhập viện ngay
Calci gluconate 1 – 2 mg/kg IV trong 10 – 15 phút.
- Mắc monitor theo dõi nhịp tim.
- Lặp lại liều trên sau 10 phút nếu cần thiết.
- Nên pha vào dung dịch glucose 5% hoặc 10% hoặc NS với tỉ lệ 1 : 1 nếu cấp cứu và 1: 5 nếu không khẩn cấp.
- Nếu trẻ hết co giật nên chuyển sang liều điều trị Spasmophile (duy trì)
- Nên kiểm tra ion/máu trước và sau điều trị cơn co giật.
5.2. Đối với trường hợp không có triệu chứng:
- Uống calci 100 – 200 mg/kg/ngày.
- Từ ngày thứ 10 – 15 trở đi, nếu Ca máu chưa bình thường, có thể kết hợp thêm vitamin D 400 – 500 đơn vị/ngày, sau đó nên dự phòng cho trẻ đẻ non, nhẹ cân từ 800 – 1000 đơn vị vitamin D/ngày.
- Nếu hạ Mg2+ trong máu mà chỉ điều trị canxi à không hiệu quả. Nên kết hợp MgSO4 0,03 – 0,05 g/kg/ngày tiêm TM hoặc TB, rồi cho uống Magie lactate (0,002 – 0,003 g/kg/ngày Magie kim loại) uống magie cần cho ngừng từ từ trong 1 tháng để xem xét tính tạm thời hoặc lâu dài mà chứng rối loạn này.
6. làm thế nào để phòng ngứa hạ canxi máu?
Để phòng ngừa hạ can xi máu ở trẻ sơ sinh, trong thời gian mang thai người mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm chứa can xi như sữa, tôm, cá, cua,…; Khám thai định kỳ; Sau khi sinh, mẹ vẫn phải ăn uống đầy đủ chất, không ăn kiêng nhất là cua, tôm, cá và các thực phẩm khác có nhiều can xi; Phải cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh, nhưng nếu chỉ bú sẽ mẹ mà không ra ánh sáng thì sự hấp thụ can xi sẽ giảm vì không có vitamin D cho nên các bà mẹ cần chú ý cho trẻ bú sớm và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, bú kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi và không nên kiêng cữ như nằm trong buồng tối, hạn chế trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều tuần, nhiều tháng sau đẻ dẫn đến cả mẹ và con đều có nguy cơ thiếu vitamin D gây giảm hấp thu canxi và hạ can xi máu.
7.Điều trị di chứng biến dạng xương: chỉnh hình ở các lứa tuổi.
+ < 6 tháng: đầu biến dạng cần phát hiện sớm xoay trở tư thế tránh méo mó hộp sọ, phát hiện thóp đóng chậm ở trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, nên điều trị Ca và vitamin D …
+ 6 – 12 tháng: biến dạng lồng ngực (gù, ức gà, chuỗi hạy sườn, rãnh Harrison…) cho trẻ tập VLTL, cung cấp thuốc điều trị cho trẻ khi gia đình không có khả năng…
+ > 12 tháng: chậm biết đi, còi xương di chứng nhiều (chân tay) tập VLTL + thuốc điều trị cho trẻ.