GIẢM ĐAU TẦNG SINH MÔN SAU SANH NGÃ ÂM ĐẠO

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

ĐƠN NGUYÊN KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU

1. Đau trong sản khoa và hậu quả:

Hầu hết các nỗ lực giảm đau liên quan đến sản phụ khoa đều tập trung vào giai đoạn chuyển dạ hoặc sau mổ lấy thai. Đau ở tầng sinh môn sau sanh ngã âm đạo và các thủ thuật phụ khoa chưa được quan tâm đúng mức. Giảm đau sau sanh ngã âm đạo cần được lưu ý đến thuốc/sữa mẹ.

Hậu quả của đau tầng sinh môn:

– Ảnh hưởng đến sữa mẹ.

– Hạn chế đi lại vận động làm tăng nguy cơ biến chứng hậu sản như: tiểu tồn lưu sau sanh, bế sản dịch, băng huyết sau sanh muộn, nhiễm khuẩn hậu sản, không lành sẹo tầng sinh môn,..

– Tăng sử dụng kháng sinh => đề kháng kháng sinh.

– Kéo dài thời gian nằm viện => tăng chi phí điều trị.

– Trầm cảm sau sanh.

– Đau mạn tính.

– Từ chối quan hệ tình dục, sinh thêm con.

2. Đánh giá mức độ đau:

Không có nghiệm pháp thần kinh hoặc sinh hóa để đo lường, lượng giá được đau. Thầy thuốc thường nghe người bệnh tự mô tả về đau của mình vì là cảm giác chủ quan phụ thuộc vào từng người. Dựa vào tính chất, mức độ đau của bệnh nhân, WHO đưa ra thang điểm đánh giá đau:

            Dựa theo thang điểm WHO

– Đau nhẹ: 1-3 điểm.

– Đau vừa phải hay trung bình: 4-6 điểm.

– Đau nhiều hay nặng: 7-10 điểm.

– Can thiệp điều trị từ 4/10 điểm.

3. Liệu pháp giảm đau không dùng thuốc:

– Vệ sinh: giữ vệ sinh vùng tầng sinh môn mỗi 3-4 giờ, rửa vùng tầng sinh môn bằng nước ấm, thấm khô và thay băng vệ sinh sạch. Giữ vết may khô ráo.

– Sinh hoạt: uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây, tránh táo bón. Không nên mặc quần bó sát, không nên ngồi nhiều khi vết may còn đau.

– Vận động: vận động sớm, tập thể dục vùng đáy chậu (Kegel exercises): các động tác Kegel sẽ giúp tăng lưu thông máu và giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành.

4. Liệu pháp giảm đau dùng thuốc:

WHO khuyến cáo giảm đau theo bậc:

– Bậc 1 (đau nhẹ): Paracetamol, NSAIDs.

– Bậc 2 (đau vừa): phối hợp thuốc loại opioid yếu (tramadol) với paracetamol, NSAIDs hoặc thuốc giảm đau hỗ trợ.

– Bậc 3 (đau nặng): dùng thuốc giảm đau loại opioid mạnh: morphin, fentanyl… phối hợp với NSAIDs.

    Thời gian sử dụng thuốc giảm đau là 1-2 ngày đầu sau sinh, có thể dùng thêm nếu cần.

(Lưu ý: Phụ nữ sau sinh không dùng Aspirin vì thuốc qua sữa mẹ).

Tài liệu tham khảo:

1. TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Giảm đau sau sinh và trong thủ thuật sản phụ khoa, Hội nghị Sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 19, 2019.

2. BS CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi., Vai trò giảm đau trong sản khoa ( Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 19), 2019.

3. Bệnh viện Từ Dũ, (2022), Giảm đau sau sinh ngã âm đạo, Phác đò điều trị sản phụ khoa 2022, NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh, tái bản lần thứ V, trang 241-243.

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •