GIÁ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH TỪ NGÀY 15/12/2018

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

bstrinh

BS.CKI Nguyễn Vân Trình đang thực hiện kỹ thuật Nội soi tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang

  Căn cứ Thông từ số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 về việc Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp có hiệu lực từ ngày 15/12/2018 như sau:

  Theo Thông tư, giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. Theo đó, chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế được điều chỉnh từ 1.150.000 đồng sang mức lương cơ sở 1.390.000 đồng và mức giá điều chỉnh các dịch vụ y tế tăng trung bình 3,2% trong đó giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 11%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 3%.

  Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở y tế có ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Xác định số lần, mức giá và thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp cụ thể. Xác định số ngày giường, áp dụng mức giá và thanh toán tiền ngày giường giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở y tế.

  Cụ thể, tại Bệnh viện Sản Nhi (Bệnh viện hạng 2) hiện giá khám bệnh hiện là 29.600 sẽ tăng lên 33.000 đồng/lượt; Đối với dịch vụ giường bệnh gồm: Giường điều trị hồi sức tích cực (ICU) được điều chỉnh từ 522.600 đồng/ngày lên 578.000/ngày; giường bệnh hồi sức cấp cứu từ 287.800 đồng lên 314.000 đồng/ngày; giường bệnh ở khoa nhi từ 159.100 đồng lên 178.000 đồng/ngày…Tương tự giá siêu âm từ 38.000 đồng lên 42.100 đồng, CT Scanner từ 512.000 đồng lên 519.000 đồng, điện tâm đồ từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng….

  Với đối tượng người dân việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn, người sinh sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng, thân nhân là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội thuộc diện được Ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100%: không bị ảnh hưởng. Đối với người cận nghèo: chỉ phải đồng chi trả 5% (tỉ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 3,23%) nên mức độ tác động không đáng kể.

  Tuy nhiên, với nhóm đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều vì phần đồng chi trả chỉ tăng bình quân 3,23% của phần đồng chi trả 20%. Mặt khác, với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở thì việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng tạo điều kiện cho các trường hợp này được thanh toán chi phí KCB BHYT hơn khi thực hiện mức giá hiện hành.

Tin, ảnh: Trung Dũng (Bệnh viện Sản Nhi)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •