DỊ VẬT TRONG MŨI

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

LƯU Ý NGĂN NGỪA VÀ SỚM PHÁT HIỆN

Trẻ bắt đầu vào lứa tuổi biết cầm nắm các đồ vật nhỏ như nút áo, các loại hạt, mảnh giấy, cục pin … trong lúc chơi, trẻ có thể tự nhét vào mũi mà không lấy ra được, hoặc sợ bị la rầy không dám nói cha mẹ biết, sẽ thành dị vật trong mũi.

Dấu hiệu dị vật mũi: chỉ một bên lỗ mũi bị sổ mũi kéo dài, dịch mũi màu vàng,
dtm1
đục, có mùi hôi. Đặc biệt, trong các loại vật nhét vào mũi thì nguy hiểm nhất là cục pin. Sau 24 giờ trong hốc mũi, cục pin có tính điện từ sẽ tạo phản ứng gây bỏng ba-zờ nơi niêm mạc tiếp xúc, tổn thương này vẫn tiếp diễn gây hoại tử mô nơi đó sâu hơn, rộng hơn cho dù cục pin đã được lấy ra. Rất nhiều trường hợp tổn thương tiếp tục tiến triển gây thủng vách ngăn, dây dính hẹp tắc hốc mũi.

dtm

Cục pin lấy ra từ trong mũi bé Tr. 6 tuổi (ngày 12/06/2020)

Các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ tiếp cận những đồ vật có kích thước nhỏ, những đồ chơi có thể tháo rời thành nhiều mảnh nhỏ, và tuyệt đối không cho đồ chơi có sử dụng pin điện tử. Khi trẻ cho biết, hoặc phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường một bên mũi, cần sớm đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Liên Chuyên Khoa- BV Sản Nhi An Giang

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •