ĐỀ PHÒNG TAY CHÂN MIỆNG MÙA TỰU TRƯỜNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS Nguyễn Thị Vàng – Khoa Cấp Cứu Nhi

Mùa tựu trường, khi các bé nhập học là giai đoạn bệnh tay chân miệng dễ bùng phát. Vì vậy để phòng ngừa dịch bệnh, phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ tránh lây nhiễm từ lớp học, đặc biệt là các bé mẫu giáo.

 Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng là gì?Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

– Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

– Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 -10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; Sang (tổn) thương đa dạng hồng ban hoặc bóng nước ở lòng bàn tay, khuỷu tay, lòng bàn chân, gối, mông, cùi trỏ

– Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5, có thể đến ngày 7 của bệnh.

Giật mình chới với là dấu hiệu quan trọng báo hiệu biến chứng thần kinh. Trẻ sốt cao hoặc nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.

Cách phòng bệnh

– Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).

– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.

– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

– Hạn chế tiếp xúc trẻ bệnh tại nhà.

– Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 7 – 10 ngày đầu của bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-292-QD-BYT-2024-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-Tay-chan-mieng-598415.aspx

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •