ĐẶT VÒNG NÂNG PESSARY TRONG BỆNH LÝ SÀN CHẬU VÀ DỌA SANH NON

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

 ĐẠI CƯƠNG VỀ VÒNG NÂNG PESSARY:

       Theo thống kê ở Mỹ năm 2000 có 77% nhà Niệu Phụ Khoa chọn Pessary cho bệnh nhân của mình (Cundiff 2000), trong khi đó gần 87% nhà lâm sàng tại Anh sử dụng Pessary cho bệnh nhân của mình (Gorti 2009).

       Vòng nâng âm đạo Pessary được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thập niên 2010, đến nay đã được sử dụng khá phổ biến trong điều trị sa tạng chậu và doạ sanh non.

A.PESSARY TRONG SA TẠNG CHẬU:

      1. Chỉ định:

Pessary nên được chỉ định cho những phụ nữ sa tạng chậu có triệu chứng nhưng chưa muốn phẫu thuật.

Hoặc sa tạng chậu nhưng không thỏa điều kiện để phẫu thuật.

     2. Chống chỉ định:

Viêm nhiễm sinh dục chưa điều trị

1. PESSARY DỌA SANH NON TRONG THAI KỲ:

     1.Chỉ định:

      Trong trường hợp dọa sinh non khi có chỉ định khâu vòng CTC nhưng không thỏa điều kiện khâu (nhau tiền đạo không chảy máu, thai phụ từ chối thủ thuật, thai > 20 tuần)

      2. Chống chỉ định;

      Viêm nhiễm sinh dục tiến triển.

      Đang ra huyết AĐ.

      Có dấu hiệu chuyển dạ: ối rỉ hoặc vỡ, CTC đã xóa và mở ≥ 3cm, có cơn gò đều đặn ≤ 2 cơn/10 phút, đàu ối sa vào AĐ.

      3. Thời điểm đặt:

      Từ 14 – 32 tuần.

      Hoặc 2 tuần trước thời điểm sẩy thai to hoặc sinh non lần trước.

                                                     Hình ảnh một số loại vòng Pessary:

                                                                                  Hình ảnh sau khi đặt vòng Pessary:

C.THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM SAU KHI ĐẶT PESSARY:

      Lịch tái khám: 1 tháng – 3 tháng – mỗi 6 tháng hoặc khi có dấu hiệu bất thường.

      Một điều cần lưu ý là cần tháo vòng nâng choán chỗ ra trước khi quan hệ tình dục hoặc  khi đang hành kinh.

      Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách tháo và đặt vòng và vệ sinh vòng

Đối với trường hợp đặt vòng Pessary trong thai kỳ:

      Khám thai định kỳ theo hẹn

      Lấy vòng pessary: sau 37 tuần hoặc khi chuyển dạ, ối rỉ/vỡ.

     Sử dụng tiếp progesterone đến hết 36 tuần.

1. BIẾN CHỨNG

        Dù hiện nay với chất liệu bằng silicone giúp giảm sự kích thích cho niêm mạc âm đạo nhưng vòng nâng âm đạo vẫn là một dị vật đối với cơ thể.

       Và việc đặt pessary liên tục trong thời gian dài tạo điều kiện hình thành phản ứng viêm tại chỗ, có nguy cơ nhiễm trùng sinh dục.

       Các biến chứng ít gặp hơn khi sử dụng pessary là: tiểu khó, tiểu không kiểm soát, tiểu gấp. Những biến chứng này sẽ phục hồi khi bệnh nhân ngưng đặt pessary.

      * Đặt Pessary trong thai kỳ có thể gặp biến chứng:

      Tiêu/ tiểu khó.

      Đau cộm trong âm đạo.

      Viêm âm đạo.

      Xuất huyết âm đạo do viêm trợt, xói mòn.

 

                                                                                                                                                            Trần Thụy Khánh Vân

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bệnh viện Từ Dũ, 2020, “Kiến thức và kỹ năng cơ bản về bệnh lý sàn chậu”.

2.Bệnh viện Từ Dũ, 2019, “Phác đồ điều trị sản phụ khoa”

3.Nguyễn Trung Vinh, 2015, “Sàn Chậu Học”, Nhà Xuất Bản Y Học 2015.

4.Gorti, H.G., Simons A. (2009). Evaluation of vaginal pessary management: A UK-based survey.Journal of Obstetrics and Gynaecology, 29 (2), 129-131. Doi: 10.1080/01443610902719813

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •