ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO KHÁNG ĐA THUỐC GIAI ĐOẠN 2013-2017 TẠI AN GIANG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

DSLS. Đặng Ngọc Thạch

   Kết quả âm hóa đàm sau 06 tháng điều trị bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) là một trong những chỉ số giám sát và đánh giá quan trọng cơ bản nhất trong chiến lược ngăn chặn và phòng chống MDR-TB. Do đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá kết cục điều trị lao kháng đa thuốc giai đoạn 2013- 2017 tại An Giang, với hai mục tiêu cụ thể: (i) Ước lượng khoảng tin cậy 95% cho các kết quả điều trị lao tái phát và thất bại điều trị giai đoạn 2013-2017. (ii) Dự đoán kết cục điều trị không thành công bệnh lao đa kháng tại An Giang trong thời gian tới. Đối tượng: Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân lao đa kháng từ 01/07/2013 đến 31/12/2017 tại An Giang. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Phân tích hồi quy logistic đa biến được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ có thể có giữa biến phụ thuộc của các kết quả điều trị: chết, thất bại, hoàn thành và khỏi bệnh. Kết quả: Trong 273 mẫu đã lượng giá có 35 mẫu loại trừ còn lại 238 mẫu đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình: 45,89 ± 12,38, phần lớn nằm trong độ tuổi lao động từ 18-60 tuổi chiếm 87%, người già 60-73 tuổi chiếm 12,2%. Kết quả điều trị theo giới tính nam và nữ (p=0,79); nhưng theo nhóm tuổi (p= 0,016) có sự khác biệt. Kết quả lượng giá ở bệnh lao có bệnh lý kèm theo (p=0,83) và khi có làm kháng sinh đồ với p=0,93 không có sự khác biệt. Ước lượng khoảng tin cậy 95% ở những bệnh nhân Tái phát và Thất bại điều trị cho các kết quả: khỏi (55,5-89,6); hoàn thành (4,1-17,1); thất bại (5,5-19,6) và chết (4,8-19,6) với p=0,476. Các yếu tố dự đoán cuối cùng của kết quả điều trị không thành công (chết và thất bại) là: Chỉ số tuổi của bệnh nhân có giá trị tiên lượng trong việc điều trị lao kháng đa thuốc với OR=0,9684 (KTC 95%: 0,9424-0,9952; p=0,0209) và có sự khác biệt giữa các kết quả của 03 phác đồ điều trị lao đa kháng với OR=5,0514 (KTC 95%: 1,6780-15,2068; p = 0,004); Nghĩa là, tỷ lệ thất bại điều trị ở những bệnh nhân không dung nạp Kanamycin, chuyển sang sử dụng Capreomycin (Cm) tăng thêm 5 lần tương đương 20% (hay nói cách khác cứ 5 bệnh nhân sử dụng Cm có 01 bệnh nhân có khả năng điều trị không thành công) và những bệnh nhân không dung nạp Cycloserine (Cs) chuyển sang sử dụng p-aminosalicylic acid (PAS) sẽ có khả năng điều trị thành công tăng thêm 20% so với phác đồ chuẩn. Kết quả mẫu đàm âm hóa sau 6 tháng điều trị, cũng có ý nghĩa tiên đoán kết cục điều trị với OR= 0,2231 (KTC 95%: 0,0562-0,0849 với p=0,0329). Kết luận và kiến nghị: Các yếu tố nguy cơ được xác định cho dự đoán kết quả điều trị không thành công là tuổi của bệnh nhân cùng 03 phác đồ điều trị lao đa kháng và mẫu đàm âm tính sau 06 tháng điều trị; Trong nghiên cứu này, cung cấp cho các bác sĩ các yếu tố xác định bệnh nhân có nguy cơ cao nhằm đảm bảo định hướng quản lý lâm sàng để nâng cao tỷ lệ điều trị thành công hơn trong thời gian tới.

Assessment of multi-drug-resistant tuberculosis treatment outcomes in the period 2013-2017 at An Giang

C.P Ngoc Thach. D

Abstract

Results of sputum smear conversion after 6 months of treatment for multi-drug resistant tuberculosis (MDR-TB) is one of the most important indicators of monitoring and evaluation in the MDR-TB prevention and control strategy. Therefore, this study was conducted to evaluate the effect of multidrug-resistant tuberculosis treatment in the period 2013- 2017 with two specific targets: (i) Estimation of 95% confidence intervals for treatment outcomes in recurrence and failure treatment patients in the period of 2013 – 2017. (ii) Predict failure MDR-TB treatment outcomes in An Giang in the near future. Subjects: Case-record of MDR-TB patients from 01/07/2013 to 31/12/2017 in An Giang. Method: Cross-sectional descriptive study. Multiple linear regression analysis was used to examine the possible relationship between the dependent variable of treatment outcomes: death, failure, completion, and cured. Results: In 273 evaluated samples , 35 samples were excluded and the remaining 238 samples were included in the study; The average age is 45.89 ± 12.38, mostly in the working age group of 18-60, accounting for 87%, the elderly 60-73 accounting for 12.2%. Treatment outcomes for men and women (p = 0.79); but for age groups (p = 0.16) were different. Evaluation of tuberculosis with accompanying diseases (p = 0.83) and antibiograms at p = 0.93 were not significantly different. Estimated 95% confidence interval in patients with the results : cured (55.5-89.6); completed (4.1-17.1); failed (5.5-19.6) and died (4.8-19.6) with p=0.476. The final predictors of unsuccessful treatment outcomes (death and failure) were: Age index of patients with prognostic value in MDR-TB treatment with OR = 0.9684 ( 95% CI: 0.9424-0.9952; p = 0.0209) and there were differences between the results of three MDR-TB regimens: OR = 5.0514 (95% CI: 1.6780 -15.2068; p = 0.004); This is meaning failed treatment results in patient did not tolerate Kanamycin, moving to use Capreomycin (Cm) added more 5 times, equivalent 20% (or if 5 patients used Cm, 01 patient have failed treatment result) and the patients did not tolerate Cycloserine (Cs), moving to use p-aminosalicylic acid (PAS) added more 20% success compare to standard regimen. Sputum smear conversion after 6 months of treatment result, also mean in guess treatment outcomes with OR = 0,2231 (KTC 95%: 0,0562-0,0849 with p=0,0329). Conclusion and recommendation: The risk factors identified for predicting treatment failure outcomes are the patient’s age and three MDR-TB regimens with sputum sample smear converted after 6 months of treatment; This study provides doctors with factors determining high-risk patients to ensure clinical management in order to improve successfully treatment rates in the near future.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •