ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

(Phòng ngừa cho mẹ và con)

( NHS: Nguyễn Thanh Khôi
Khoa: Hậu Phẫu-Hậu Sản)

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

   Đái tháo đường thai kỳ là bệnh có rối loạn dung nạp đường mới xuất hiện hoặc được phát hiện lần đầu trong khi mang thai.

Có khoảng 1-4% thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, bệnh thường bắt đầu vào tam cá nguyệt 2 (tức là từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 trong thai kỳ).

2. Đái tháo đường thai kỳ tác động đến mẹ và thai như thế nào?

  Làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh mổ (đối với mẹ) và nguy cơ thai to, sang chấn lúc sinh, hạ đường huyết sau sinh (đối với con).

Về lâu dài có thể dẫn đến đái tháo đường thai kỳ tái phát, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa ở con

3. Bạn phải làm gì nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ?

   Cần tuân thủ theo chế độ ăn do bác sĩ hướng dẫn, tập thể dục đều đặn, kiểm tra đường huyết định kỳ. Nếu cần bạn sẽ phải chích thuốc để kiểm soát đường huyết.

4. Bạn phải thay đổi chế độ ăn như thế nào?

   Không nên ăn thức ăn chứa đường đơn như bánh, kẹo, kem… thay vào đó bạn nên ăn thức ăn tự nhiên như trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

5. Tập thể dục có quan trọng không?

  Tập thể dục với cường độ đều đặn và hình thức phù hợp giúp ổn định mức đường huyết. Đi bộ, bơi lội hay một số môn thể dục khác cũng rất có lợi cho việc kiểm soát đường huyết (Lưu ý: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục).

Khi vừa bắt đầu nên tập từ 5-10 phút/ngày và tăng dần lên đến 30 phút (tùy theo sức khỏe).

  Không nên tập thể dục quá mệt hoặc trong thời tiết quá nóng. Nếu bạn chóng mặt, đau lưng hoặc gặp vấn đề khác trong lúc tập thể dục, bạn nên ngừng tập và liên hệ với bác sĩ.

6. Bạn cần làm xét nghiệm gì trong thời gian mang thai?

  Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm theo dõi đường huyết đều đặn. Những xét nghiệm này giúp theo dõi và hướng dẫn để bạn có mức đường huyết phù hợp.

  Đường huyết bình thường < 5.8 mmol/L khi bạn đói và < 6.7mmol/L sau khi bạn ăn 2 giờ. Nếu đường huyết cao hơn những mức này, bạn sẽ được cho thuốc để có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

7. Bạn cần làm gì sau khi sinh, nếu bị đái tháo đường thai kỳ?

  Sau khi bạn sinh vài tuần đái tháo đường thai kỳ thông thường sẽ tự khỏi. Để đảm bảo chắc chắn đường huyết của bạn đã trở về bình thường, bạn nên tái khám sau sinh 1-2 tháng để bác sĩ kiểm tra lại đường huyết cho bạn.

  Nếu sau sinh bạn đã hết đái tháo đường thai kỳ, nhưng nguy cơ đái tháo đường của bạn cho thai kì sau tăng lên và bạn dễ bị đái tháo đường khi lớn tuổi hơn những người bình thường. Do đó bạn nên tiếp tục tập thể dục, điều chỉnh cân nặng hợp lí, chế độ ăn phù hợp sau khi sinh. Những yếu tố này sẽ giúp bạn rất nhiều để tránh bị đái tháo đường trong tương lai .

( Nguồn: Bệnh viện Hùng Vương)

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •