CONG VẸO CỘT SỐNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Bs Trần Thị Ngọc Hoà
Bs Trương Đan Kha
(Khoa YHCT-PHCN)

1.Định nghĩa

  Vẹo cột sống là một dị tật ở cột sống rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay vì nó để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Cụ thể hơn, vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của cột sống thẳng.

  Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao của trẻ em và còn có thể để lại những biến chứng lâu dài như biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng tim, phổi và thẩm mỹ của trẻ.

CVCS

2. Nguyên nhân vẹo cột sống

2.1 Vẹo cột sống vô căn

Khoảng 80 % trường hợp không tìm thấy nguyên ngân gây vẹo cột sống.

Vẹo cột sống mà không biết nguyên nhân gọi là vẹo cột sống vô căn. Thường được phân loại theo tuổi khởi phát. Theo kinh điển, có 3 loại:

  • Nhũ nhi: Khởi phát xảy ra trong 3 năm đầu sau sanh

  • Thiếu nhi: Khởi phát khi trẻ 3-10 tuổi.

  • Thiếu niên: Khởi phát sau 10 tuổi đến trưởng thành.

Khoảng 20% có thể nhận diện được nguyên nhân rõ ràng.

2.2 Vẹo cột sống thứ phát hay chức năng

Trong trường hợp này, cấu trúc cột sống bình thường. Do co thắt cơ, hay chênh lệch chiều dài chân

CVCS1

2.3 Vẹo cột sống bẩm sinh

Cột sống bị biến dạng từ lúc sinh ra. Có thể do bất thường quá trình hình thành hoặc phân đoạn cột sống trong bào thai.

2.4 Bất thường hệ thần kinh

Một số bệnh lý thần kinh – có nguy cơ gây nên. Ví dụ: bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ…

2.5. Yếu tố nguy cơ

  •  Di truyền

  •  Giới: Nữ tỉ lệ cao hơn nam.

  •  Tuổi: Thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì.

  •  Tư thế: Tư thế ngồi học không đúng

  •  Mang cặp sách nặng (mang một bên)

  •  Bàn ghế có kích thước không phù hợp.

3 . Phục hồi chức năng và điều trị

3.1 Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

  -  Can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.

  -  Hướng dẫn tập tại nhà

  -  Khám thường quy sau 3, 6 tháng/lần.

   * Mục tiêu:

  -  Nắn sửa các biến dạng vùng cột sống, khung chậu, lồng ngực…

  -  Duy trì và tăng cường tầm vận động và khả năng vận động của cột sống.

  -  Phòng ngừa sự phát triển của các biến dạng.

  -  Phòng ngừa các bệnh thứ phát

3.2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

a. Vận động trị liệu

Chỉ định cho cong vẹo cột sống ở mọi lứa tuổi và độ nặng nhẹ khác nhau

Bài tập 1: Tăng tầm vận động của cột sống lưng

  Bệnh nhân duỗi thẳng 2 chân áp sát. Hai tay đưa ra trước, lưng gập, càng gần các ngón chân càng tốt.

CVCS2

Bài tập 2: Tăng cơ lực nhóm cơ gập và xoay thân

  Bệnh nhân: Nằm ngửa, 2 tay đan sau gáy, 2 chân duỗi thẳng.

  Kỹ thuật viên (KTV) hoặc người thân : Đứng hoặc quỳ bên cạnh, 1 tay cố định trên 2 đùi và 1 tay cố định trên 2 cẳng chân.

  KTV hoặc người thân cố định 2 chân, bệnh nhân 2 tay đan sau gáy, gập thân và xoay thân, khuỷu sang bên đối diện.

CVCS3

Bài tập 3: Tập bơi.

Bài tập 4: Luyện tập thể thao

CVCS4

Tập với bóng

b. Kéo dãn cột sống

Kéo dãn cột sống bằng dụng cụ (như xà đơn và khung kéo tay) hoặc bằng máy kéo dãn.

c. Các điều trị khác

1. Điều trị bằng máng nẹp chỉnh hình

– Chỉ định:

+ Tuổi: ở trẻ trai < 18 tuổi và trẻ gái < 17 tuổi.

+ Góc COBB > 25 độ và < 60 độ,…

– Theo dõi: 3 tháng đến khám lại 1 lần, 6 tháng chụp Xquang 1lần

– Chống chỉ định: Khi trẻ đã trưởng thành > 22- 25 tuổi, nẹp chỉnh hình không có hiệu quả, độ vẹo > 60 độ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý.

2. Phẫu thuật chỉnh hình

– Chỉ định:

+ Góc COBB > 45 độ

+ Khi sự cong vẹo ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác.

– Phục hồi chức năng trước và sau phẫu thuật.

3 . Theo dõi và tái khám:

Tập tích cực trong 3 tháng đầu và hướng dẫn bài tập về nhà. Sau đó hẹn tái khám mỗi 3-6 tháng.

Tài liệu tham khảo:

“Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng Bộ Y tế 2014”

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •