CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

1 . ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương sọ não ở trẻ em thường gặp trên lâm sàng. Đa phần là mức độ nhẹ và trung bình, bé có thể hồi phục không có di chứng. Tuy nhiên, một tỉ lệ chấn thương sọ não nặng để lại di chứng và tỉ lệ tử vong cao.

2   NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO Ở TRẺ EM

Chấn thương sọ não ở trẻ thường do tai nạn trong sinh hoạt hoặc giao thông. Trong số các ca chấn thương sọ não ở trẻ em có 84,5% trẻ > 2 tuổi, tỷ lệ nam/nữ 1,5/1 và tai nạn giao thông là nguyên nhân chính gây ra chấn thương sọ não ở trẻ. (BV Nhi Đồng 2)

Theo lứa tuổi các nguyên nhân có thể là: ở trẻ dưới 14 tuổi liên quan đến ngã, trẻ sơ sinh nguyên nhân chấn thương do các can thiệp khi đẻ; trẻ nhỏ hơn 4 tuổi: thường do nguyên nhân ngã (từ võng, giường, nôi…); trẻ từ 4-8 tuổi: thường do ngã và tai nạn xe cộ hoặc những tai nạn liên quan đến đi lại (như xe đạp, ngồi sau xe máy bị ngã…), nguyên nhân bạo hành ở trẻ em (bị đánh đập ở nhà hoặc ở lớp…).

3     CÁC HÌNH THỨC CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Chấn thương sọ não sẽ có các mức độ chấn thương khác nhau, tuỳ theo lực va đập mạnh hay nhẹ mà phân chia thành các hình thức chấn thương sọ não sau đây:

  • Chấn động não: đây là mức độ nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ bị chấn động não do lực va đập nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn.
  • Nứt sọ: Đây là tình trạng đầu bị va đập tương đối mạch làm nứt phần xương sọ.

  • Dập não: là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề đến tổ chức não bên trong hộp sọ.
  • Tụ máu các loại: là tình trạng va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong họp sọ và não gây chảy máu tạo máu tụ. Tình trạng này bắt buộc phải phẫu thuật lấy máu tụ kịp thời nếu chậm người bệnh sẽ tử vong.

 

5. BIỂU HIỆN TRẺ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Trong trường hợp bị trẻ bị chấn thương đầu, nếu có một trong những dấu hiệu kể sau, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Ngay sau ngã, trẻ bất tỉnh hơn 1 phút.
  • Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú.
  • Nhiều trẻ ngay sau khi ngã vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu hiệu tri giác bất thường như ngủ nhiều, lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn.
  • Trẻ có thể buồn nôn hay nôn trên 5 lần trong một thời gian ngắn hoặc nôn kéo dài hơn 6 giờ sau khi ngã (mà trước đó trẻ bình thường), kể cả không ăn uống gì.
  • Thóp của trẻ sau một thời gian chấn thương bị phồng, căng lên, kèm theo vẻ mặt xanh xao và than đau đầu.
  • Trẻ bị chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.
  • Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.

6 . ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Khi nghi ngờ bé bị chấn thương sọ não hoặc sau té ngã bé bất tỉnh cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chụp CT-Scan sọ não.  Tùy theo kết quả thăm khám và hình ảnh học các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

Với các trường hợp nhẹ, bé có thể được theo dõi tại nhà kèm theo dặn dò về các dấu hiệu trở nặng ba mẹ cần theo dõi: quấy nhiều, đau đầu, buồn nôn, nôn ói, co giật, chảy dịch máu hay dịch trong ở tai, mũi, yếu liệt,… Khi có một trong các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện.

Với các trường hợp nặng, bé cần nhập viện theo dõi điều trị hay phẫu thuật điều trị và hồi sức chuyên sâu với sự phối hợp đa chuyên khoa trong và sau ra viện.

Hiện nay, bệnh viện Sản Nhi An Giang đã và đang tiếp nhận, thăm khám điều trị các trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em tự đến hoặc được chuyển viện từ tuyến dưới.

Trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ chấn thương sọ não đến khám với bác sĩ tại bệnh viện Sản Nhi An Giang để được tư vấn về tình hình bệnh phương pháp điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •