CHẬM NÓI Ở TRẺ EM KHOẺ MẠNH

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

BS.CKI Trần Thị Ngọc Hoà, Khoa YHCT – PHCN

  1. Chậm nói là gì ?

Trẻ chậm nói là trẻ từ 18–35 tháng tuổi tiếp thu ngôn ngữ với tốc độ chậm hơn so với các trẻ cùng trang lứa đang phát triển bình thường. Những trẻ này có vốn từ vựng diễn đạt, ngôn ngữ tiếp thu hạn chế, trẻ không có bất kỳ khiếm
khuyết nào khác, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, thần kinh, cảm xúc xã hội, khiếm khuyết về cảm giác, thính giác, …

  1. Nguyên nhân/yếu tố nguy cơ của chậm nói:

Nguyên nhân/yếu tố nguy cơ của sự xuất hiện ngôn ngữ muộn ở trẻ khỏe mạnh” vẫn chưa được biết rõ;

Giới tính: Con trai có nguy cơ chậm  nói cao hơn con gái. Trẻ sinh ra dưới 85% cân nặng khi sinh hoặc sớm hơn 37 tuần tuổi thai có nguy cơ mắc cao hơn;

Trình độ học vấn của người mẹ thấp, tình trạng kinh tế xã hội và nghề nghiệp của cha mẹ được cho là những yếu tố dự báo kết quả bất lợi về ngôn ngữ;

Tiền sử gia đình bị suy giảm ngôn ngữ hoặc chậm phát triển ngôn ngữ, chậm trễ trong cả việc hiểu và sản xuất từ vựng;

Không sử dụng một số hình thức giao tiếp mang tính tượng trưng (giả bộ) có nguy cơ chậm nói và rối loạn ngôn ngữ;

(Thường xuyên cho trẻ chơi các trò chơi tượng trưng – Giả bộ)

Yếu tố môi trường, sự chậm trễ trong việc chơi các trò chơi mang tính tượng trưng (bắt chước, nhập vai, giả bộ. Ví dụ: cho búp bê uống nước, làm đầu bếp bằng đồ chơi, làm bác sĩ – khám bệnh cho búp bê, …). Cũng thông qua những trò chơi này, sự khác biệt của bản thân/người khác được thể hiện rất rõ. Những trò chơi tượng trưng này cũng giúp trẻ tự hoá thân thành các nhân vật khác nhau và các vai trò xã hội.

Nhấn mạnh rằng, ở trẻ 30 tháng tuổi, kỹ năng giao tiếp kém, kỹ năng từ vựng tiếp thu và diễn đạt hạn chế cũng như khả năng hiểu kém là những dấu hiệu sớm của chứng “rối loạn phát triển ngôn ngữ”, ở những trẻ này cần đi khám và can thiệp kịp thời, không còn thuộc nhóm trẻ chậm nói.

  1. Các mốc phát triển ngôn ngữ:
  • Giai đoạn trước sinh

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ phân biệt âm thanh lời nói với âm thanh không phải lời nói, trẻ sơ sinh nhạy cảm với ngôn ngữ mẹ đẻ hơn ngôn ngữ nước ngoài. Sự phân biệt rõ ràng giữa giọng nói của mẹ và giọng nói của người khác.

Trẻ 7 tháng tuổi

Khám phá các đặc tính của âm thanh thông qua việc phát ra âm thanh. Một phụ âm và một nguyên âm như : “a”, “ma” “ba” “bà”. Lặp đi lặp lại: “a,a,a”, “ba-ba-ba” Nói bập bẹ không lặp lại như “ba-ma-ba-ma”.

  • Giai đoạn từ 12 – 18 tháng

Bắt đầu tiếp thu và nói ra những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc sử dụng các từ đơn có nghĩa là truyền đạt các câu đầy đủ tùy theo ngữ cảnh. Trẻ biết ý nghĩa của từ vì việc nói thường đi kèm với việc chỉ tay như “măm”, “ăn” và tay chỉ vào thức ăn.

(Dạy trẻ những từ đơn gần gũi nhất)

  • Giai đoạn từ 18 – 24 tháng

Có vốn từ khoảng 50 từ. Có sự kết hợp 2 từ như “ ba chơi”, “đá banh”,  “xe ba”. Biết từ chối như: “không ăn”, “không uống” kèm theo lắc đầu.

(Cùng chơi với trẻ để mở rộng vốn từ)

  • Giai đoạn từ 24 – 30 tháng

Giai đoàn này là sự bùng nổ từ vựng, tuân theo trật tự từ và cấu trúc như “ Mẹ đi chơi”

Đầu giai đoạn, các câu hoàn chỉnh bắt đầu xuất hiện. Câu hỏi và câu phủ định
phức tạp xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến 36 tháng tuổi. Gần cuối giai đoạn này, hầu hết mọi thứ đều được tiếp thu trong độ tuổi từ 5-6 tuổi.

 

  1. Phát hiện sớm trẻ chậm nói:

Không sử dụng các cử chỉ giao tiếp, trẻ nói muộn có biểu hiện chậm trễ trong trò chơi tượng trưng. Khả năng chơi tượng trưng ít phong phú và đa dạng, kém tiến bộ về mức độ phức tạp.

Ngoài ra, trẻ có biểu hiện ít sử dụng cảm xúc, ánh mắt, giao tiếp, cử chỉ, âm thanh, từ ngữ,  ít hiểu từ ngữ và sử dụng đồ vật.

Khi trẻ có các biểu trên, cha mẹ hãy quan tâm và đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa âm ngữ trị liệu để được phát hiện rối loạn ngôn ngữ kịp thời./.

Tài liệu tham khảo:

https://speechblubs.com/blog/children-language-acquisition-stages

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •