CẬP NHẬT MỚI VỀ DINH DƯỠNG CHO TRẺ

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Khoa sơ sinh- BS Trần Thị Kim Thúy

Giai đoạn sơ sinh là thời kỳ trẻ phát triển rất nhanh, phần lớn cha mẹ thường bối rối trong việc thực hành dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, lượng sữa trẻ cần là bao nhiêu? Tăng cân thế nào là bình thường? Có những trường hợp nào chống chỉ định dùng sữa mẹ không? Hay làm thế nào bảo quản sữa mẹ đúng khi mẹ trở lại công việc. Bài dịch dựa trên những khuyến cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho độc giả một số thông tin hữu ích về những vấn đề trên.

SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG CỦA TRẺ NHŨ NHI:

Trẻ bình thường, cân nặng lúc 5-6 tháng tuổi sẽ tăng gấp đôi cân nặng lúc sinh. Cân nặng trẻ tăng rất nhanh trong 3 tháng đầu, sau đó tốc độ tăng cân sẽ giảm hơn trong năm đầu. Đến 1 tuổi chiều cao trẻ sẽ tăng thêm 25,4cm và vòng đầu sẽ tăng 12,7cm.

khoasosinh

TRẺ BÚ BAO NHIÊU SỮA LÀ ĐỦ?

Lượng sữa tiêu thụ khác nhau ở mỗi trẻ, ngay cả cùng một bé thì lượng sữa tiêu thụ ở các cữ bú cũng khác nhau. Trung bình một trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ bú mỗi 2-3 giờ/ lần, 8-12 lần / ngày.Trẻ uống sữa công thức sẽ bú mỗi 3-4 giờ/ lần, khoảng 140-200ml/kg/ ngày.

khoasosinh1

NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG THỂ DÙNG SỮA MẸ?

Có rất ít chống chỉ định dùng sữa mẹ.

  - Trẻ bệnh rối loạn chuyển hóa galactose không thể bú sữa mẹ, trẻ được chỉ định dùng sữa không có lactose, và thường bắt đầu với sữa công thức từ đậu nành.

  - Ở Mỹ,mẹ bị nhiễm virus gây bạch cầu cấp dòng lympho T type 1 hoặc 2, nhiễm brucella không được điều trị,và mẹ HIV cũng không được cho con bú hay cung cấp sữa cho những trẻ sơ sinh khác .

  - Mẹ nhiễm lao giai đoạn hoạt động không điều trị thì việc cung cấp sữa mẹ và cho con bú chỉ có thể thực hiện sau khi mẹ điều trị thuốc kháng lao 2 tuần và được xác định không còn tình trạng nhiễm trùng.

  - Mẹ bị thủy đậu khoảng thời gian từ 5 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh phải cách ly với trẻ, tuy nhiên mẹ có thể vắt sữa cho con bú.

  - Mẹ nhiễm cúm H1N1 nên cách ly với con đến khi mẹ khỏe hẳn nhưng có thể vắt sữa cho con bú.

  - Mẹ nhiễm Herpes trên vú cũng có thể vắt sữa cho con bú.

  - Mặc dù hầu hết các loại thuốc có thể dùng khi cho con bú tuy nhiên một số loại có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sữa mẹ đã được chứng nhận như amphetamine, hóa trị liệu, ergotamine, statin

  - Mẹ HIV âm tính đang dùng thuốc an thần có thể cho con bú nếu họ đang tham gia chương trình điều trị với methadone, tuy nhiên chống chỉ định ở những bà mẹ uống phenencyline,cocaine và canabis.

  - Mẹ nghiện rượu nên uống ít hơn 0.5g alcohol/ kg cân nặng và nên uống sau khi cho con bú và phải đảm bảo cách cữ bú sau ít nhất 2 giờ để giảm nồng độ rượu trong sữa mẹ.

BẢO QUẢN SỮA MẸ:

Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể bảo quản cho bé dùng ở những cữ sau. Với nhiệt độ phòng ( khoảng 25 độ C), sữa mẹ sử dụng được trong 4 giờ, nếu qui trình vắt sữa vô trùng có thể bảo quản tối đa trong 6-8 giờ.

Nếu bảo quản trong tủ lạnh, sữa mẹ nên được đặt phía trong cùng ngăn mát ( khoảng 4 độ C) có thể dùng tốt nhất trong 4 ngày, qui trình vắt sữa vô trùng có thể đến 8 ngày.

Nếu sữa mẹ vắt ra không sử dụng hết trong 24 giờ, có thể trữ đông ờ phía trong cùng ngăn đông của tủ lạnh. Với tủ lạnh có chia ngăn đông riêng ( -18 độ C), sữa mẹ có thể bảo quản đến 9 tháng, nếu bảo quản trong tủ đông ( -20 độ C), có thể đến 12 tháng. Sau khi rã đông, sữa mẹ nên được đặt trong ngăn mát tủ lạnh và cho bé dùng trong 24 giờ.

Bảng hướng dẫn bảo quản sữa mẹ

khoasosinh2

Tài liệu tham khảo: Dina M. DiMaggio, “Updates in Infant Nutrition” ,Pediatrics in Review, Vol 38 No 10, October 2017

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •