CẬP NHẬT CÂU HỎI THÔNG TIN THUỐC

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Dược lâm sàng – Thông tin thuốc

VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM

Viêm tai giữa là gì?

     Viêm tai giữa là phản ứng viêm ở tai giữa thường gây ra bởi vi khuẩn, xảy ra khi dịch di chuyển ra sau màng nhĩ. Bất kì người nào cũng có thể bị viêm tai giữa, trẻ em dễ mắc hơn người lớn. 5 trong 6 đứa trẻ sẽ bị ít nhất 1 lần viêm tai giữa khi lên ba. Sự thật là viêm tai giữa là lý do phổ biến nhất mà cha mẹ đưa con của họ đến gặp bác sĩ. Tên khoa học của viêm tai giữa là viêm tai giữa (otitis media – OM)

Các triệu chứng của viêm tai giữa là gì?

  •    Có 3 loại viêm tai giữa. Mỗi loại có các triệu chứng khác nhau:
  •   Viêm tai giữa cấp tính (acute otitis media – AOM) là viêm tai giữa phổ biến nhất. Phần tai giữa bị nhiễm và sưng phồng và dịch bị ứ lại sau màn nhĩ. Điều này gây đau tai. Trẻ em có thể có sốt.
  •    Viêm tai keo (otitis media with effusion – OME) thỉnh thoảng xảy ra sau một đợt nhiễm khuẩn tai làm ứ dịch phía sau màng nhĩ. Một đứa trẻ bị OME có thể không có triệu chứng, nhưng bác sĩ có thể nhìn thấy dịch ứ sau màng nhĩ bằng một công cụ đặc biệt.
  •    Viêm tai keo mạn tính (chronic otitis media with effusion – COME) xảy ra khi dịch ứ trong hòm tai giữa trong khoảng thời gian dài và tái đi tái lại, thậm chí là không có nhiễm khuẩn. COME làm cho trẻ em khó nhiễm trùng mới và có thể giảm thính lực.

Làm sao tôi có thể biết nếu con tôi bị viêm tai giữa?

     Hầu hết viêm tai giữa xảy ra ở trẻ em trước khi chúng học nói. Nếu những đứa trẻ không nói được “tai con đau”, có những việc cần tìm sau đây:

  • Kéo tai
  • Làm ồn và quấy khóc
  • Khó ngủ
  • Sốt (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
  • Dịch chảy ra từ tai
  • Vụng về và khả năng cân bằng
  • Khó nghe hoặc đáp ứng với âm thanh im lặng

Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?

     Viêm tai giữa thường gây ra bởi vi khuẩn và bắt đầu sau khi một đứa trẻ bị đau họng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng hô hấp trên. Nếu nhiễm trùng đường hô hấp trên là vi khuẩn, loại vi khuẩn giống nhau có thể phân tán đến tai giữa, nếu nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi virus, như cảm lạnh, vi khuẩn có thể từ môi trường đi vào tai giữa như một nhiễm trùng thứ cấp. Bới vì nhiễm trùng, nên dịch ứ lại sau màng nhĩ

     Tai có 3 phần lớn: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài, hay gọi là gờ tai, bao gồm mọi thứ chúng ta nhìn thấy ở ngoài –  vành tai dẫn tới thùy tai – nhưng cũng bao gồm ống tai ngoài, bắt đầu từ đường vào tai chạy dọc đến màng nhĩ. Màng nhĩ là một màng để phân tách tai ngoài và tai giữa.

     Tai giữa – nơi nhiễm trùng tai xảy ra – nằm giữa màng nhĩ và tai trong. Trong tai giữa có 3 xương nhỏ gọi là xương búa, xương đe và xương bàn đạp dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong. Những xương trong tai giữa được bao xung quanh bởi không khí.

     Tai trong bao gồm mê đạo giúp giữ cân bằng. Ốc tai, một phần của mê đạo là bộ phận có hình con ốc biến đổi sóng âm thành từ tai giữa thành xung động điện. Dây thần kinh thính giác mang các tín hiệu này từ ốc tai đến não.

     Các bộ phận lân cận khác của tai cũng có thể bị nhiễm trùng tai.Vòi nhĩ là một ống nhỏ liên kết giữa vòm họng với tai giữa. Nó giúp dẫn không khí sạch đến tai giữa, thoát chất tiết và điều chỉnh áp suất không khí cân bằng giữa mũi và tai.

    Amidan vòm (Adenoid) là một mô nhỏ nằm sau mũi, trên họng và gần với vòi nhĩ. amidan vòm hầu như được tạo ra từ các tế bào hệ miễn dịch. Chúng chống lại sự nhiễm trùng bằng cách bắt giữ các vi khuẩn khi đi qua miệng.

Tại sao trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn?

     Có vài lý do trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn.

     Ở trẻ em, vòi nhĩ nhỏ hơn và cao hơn so với người lớn. Điều này khó khăn trong việc thoát dịch tiết và đưa không khí ra ngoài, thậm chí là trong điều kiện thông thường. Nếu vòi nhĩ sưng lên và bị tắt nghẽn bới các chất nhầy do lạnh hay bệnh về hô hấp sẽ không thể không thoát dịch tiết.

     Hệ miễn dịch của trẻ em thì không hiệu quả bằng người lớn vì đang phát triển. Điều này làm trẻ em khó có thể chống lại nhiễm khuẩn.

    Như một phần của hệ miễn dịch, amidan vòm chịu trách nhiệm giữ vi khuẩn vượt qua miệng và mũi. Những vi khuẩn thỉnh thoảng được ngăn lại bởi amidan vòm, gây ra nhiểm khuẩn mạn tính, sau đó có thể lây sang tai giữa và vòi nhĩ.

Một bác sĩ chẩn đoán viêm tai giữa như thế nào?

     Việc đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về sức khỏe của trẻ. Con của bạn có bị cảm lạnh hay đau họng gần đây không? Trẻ có bị khó ngủ không? Trẻ có kéo tai không? Nếu tai có nhiễm khuẩn, cách đơn giản nhất là bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi vào màng nhĩ. Màng nhĩ đỏ cho thấy có nhiễm khuẩn.

     Bác sĩ cũng có thể dùng đèn soi khí nén thổi một luồng không khí vào tai để kiểm tra chất lỏng phía sau màng nhĩ. Màng nhĩ bình thường thì sẽ di chuyển trở lại dễ dàng hơn là một màng nhĩ ứ dịch phía sau nó.

     Đo nhĩ lượng sử dụng âm thanh và áp lực không khí như một thử nghiệm chẩn đoán, một bác sĩ có thể dùng nếu chẩn đoán không rõ ràng. Dụng cụ đo nhĩ lượng nhỏ, mềm có chứa một microphone nhỏ và người nói sẽ thay đổi áp lực không khí trong tai. Nó đo độ chuyển động của màng nhĩ ở các áp lực khác nhau.

Điều trị viêm tai giữa cấp tính như thế nào?

     Nhiều bác sĩ kê đơn kháng sinh bao gồm amoxicillin, sử dụng từ 7-10 ngày. Bác sĩ cũng khuyến cáo dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen, hoặc thuốc nhỏ tai, giúp giảm đau và sốt. (Bởi vì aspirin được cho rằng là yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng Reye, trẻ có các triệu chứng như cảm lạnh hoặc sốt không nên dùng aspirin nêú không có sự chỉ định của bác sĩ).

     Nếu bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác viêm tai giữa (OM) và trẻ không có sốt hoặc đau tai nặng, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi một đến 2 ngày để xem cơn đau tai có biến mất. Hướng dẫn điều trị bệnh nhi của Mỹ 2013 khuyến cáo bác sĩ quan sát và theo dõi chặt chẽ những đứa trẻ viêm tai giữa không có chẩn đoán xác định, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Nếu không cải thiện sau 48-72 giờ từ khi triệu chứng bắt đầu, hướng dẫn khuyến cáo bác sĩ bắt đầu dùng kháng sinh. Thỉnh thoảng cơn đau tai không gây ra bởi nghiễm khuẩn, và một vài đợt nhiễm trùng tai không cần dùng kháng sinh. Sử dụng thận trọng kháng sinh với lý do hợp lý giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, đề kháng kháng sinh.

     Nếu bác sĩ của bạn kê đơn kháng sinh, điều quan trọng là hãy đảm bảo trẻ sử dụng chính xác và đủ liều thuốc. Thậm chí khi trẻ có cải thiện tốt hơn trong vài ngày, nhiễm khuẩn vẫn chưa được loại bỏ sạch ra khỏi tai. Dừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tái nhiễm. Điều quan trọng nữa là đưa trẻ qua lại tái khám, bác sĩ có thể kiểm tra nếu nhiễm khuẩn vẫn còn.

Bao lâu thì trẻ sẽ thấy cải thiện hơn?

     Trẻ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài ngày sau khi khám bác sĩ. Nếu trẻ vẫn có vẻ ốm trong vài ngày, liên hệ bác sĩ của bạn. Trẻ cần một kháng sinh khác. Khi nhiễm khuẩn được loại bỏ, chất lỏng tiết vẫn có thể còn ở trong tai giữa nhưng sẽ biến mất từ 3-6 tuần.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu trẻ vẫn tiếp tục mắc viêm tai giữa?

     Để trách việc tái phát viêm tai giữa, hạn chế các yếu tố nguy cơ mà trẻ có nguy cơ tiếp xúc, như là không tiếp xúc với người hút thuốc lá và không ngủ với núm vú giả. Mặc dù có những cảnh báo, một vài đứa trẻ có thể tiếp tục có viêm tai giữa, thỉnh thoảng nhiều trẻ bị nhiễm 5 đến 6 lần một năm. Bác sĩ muốn chờ vài tháng để theo dõi nếu tình trạng của chúng tốt lên, nếu nhiễm khuẩn vẫn tái phát và kháng sinh không đem lợi ích, nhiều bác sĩ sẽ khuyến cáo thủ thuật phẫu thuật nhằm đặt một ống thông hơi nhỏ trong màng nhĩ để cái thiện dòng khí và ngăn dịch ứ lại ở tai giữa. Các ống được sử dụng thường xuyên phần lớn được đặt khoảng 6 đến 9 tháng và yêu cầu quay lại tái khám nếu chúng rớt ra ngoài.

     Nếu việc đặt ống vẫn không ngăn việc nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể xem xét loại bỏ amidan vòm để ngăn nhiễm khuẩn lây lan đến ống thông hơi.

Có thể ngăn ngừa viêm tai giữa không?

     Gần đây, cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm tai giữa là giảm yếu tố nguy cơ với trẻ. Đây là một vài điều bạn cần làm để giảm nguy cơ trẻ bị viêm tai giữa

     Tiêm vaccin cho trẻ chống cảm cúm. Hãy đảm bảo trẻ của bạn được tiêm vaccin cúm mùa hoặc cúm mỗi năn.

  • Khuyến cáo bạn cho con bạn tiêm vaccin bảo vệ chống 13 loại phế cầu khuẩn (PCV13). PCV13 bảo vệ chống các loại nhiễm trùng do vi khuẩn hơn vaccin PCV7 trước. Nếu con bạn đã được tiêm vaccin PCV7, tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thức chuyển qua PCV!3. Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi nên được tiêm vaccin, bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em được tiêm vaccin ít bị viêm tai giữa hơn những trẻ không được tiêm vaccin. Vaccin được khuyến cáo cao ở trẻ em.
  • Rửa tay thường xuyên, rửa tay giúp ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh và có thể giúp con của bạn trách bị cảm hoặc cúm.
  • Tránh cho những đứa trẻ của bạn tiếp xúc với khói thuốc lá. Nghiên cứu cho thấy trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá dễ viêm tai giữa hơn.
  • Không bao giờ để bé ngủ trưa hoặc tối với núm vú giả.
  • Không cho phép các trẻ đang bệnh chơi đùa với nhau. Hạn chế con của bạn tiếp xúc với những đứa trẻ khác càng nhiều càng tốt khi trẻ của bạn hoặc những đứa trẻ chơi chung bị bệnh.

Nghiên cứu nào được thực hiện trên viêm tai giữa?

     Các nhà nghiên cứu tài trợ bởi Viện rối loạn giao tiếp và thính giác quốc gia (NIDCD) đang khám phá nhiều lĩnh vực để cải thiện sự phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa. Ví dụ, tìm cách tốt hơn để dự đoán trẻ có nguy cơ cao nhiễm viêm tai giữa giúp dẫn đến các chiến thuật phòng ngừa thành công.

     Khía cạnh khác cần nghiên cứu tại sao một số đứa trẻ viêm tai giữa hơn một số khác. Ví dụ trẻ em gốc Mỹ và gốc Tây Ban Nha dễ nhiễm hơn những nhóm trẻ em khác. Nhũng biện pháp phòng ngừa nào có thể được đưa ra để hạ thấp rủi ro?

     Các bác sĩ cũng bắt đầu nghiên cứu thêm về những gì xảy ra trong viên tai giữa ở trẻ em. Họ đã xác định các nhóm vi khuẩn kháng kháng sinh, gọi là biofilm hiện diện trong viêm tai giữa ở phần lớn các trẻ em bị viêm tai giữa mạn tính, Hiểu về cách tấn công và giết màng biofilm này sẽ là một cách để điều trị viêm tai giữa thành công và trách phẫu thuật.

     Hiểu về tác động của viêm tai giữa trên sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ là một khía cạnh quan trọng khác trong nghiên cứu. Tạo ra các phương pháp chính xác hơn để chẩn đoán viêm tai giữa giúp bác sĩ kê đơn điều trị đúng mục tiêu hơn, Những nhà nghiên cứu cũng đánh giá các thuốc gần đây được sử dụng để điều trị viêm tai giữa, phát triển thuốc mới hiệu quả hơn và các sử dụng dễ dàng hơn.

Các điều tra viên của NIDCD tiếp tục nghiên cứu vaccin chống một số loại vi khuẩn và virus thông thường gây ra viêm tai giữa như Haemophilus influenzae không thể nhận dạng khác (NTHi) và Moraxella catarrhalis. Một nhóm đang tiến hành nghiên cứu phương pháp phân phối vaccin mà không cần sử dụng kim tiêm.

Tôi có thể tìm thêm thông tin về viêm tai giữa ở đâu?

     NIDCD duy trì các tổ chức hướng dẫn cung cấp thông tin về quá trình rối loạn và bình thường của thính giác, cân bằng, khứu giác, vị giác, âm thanh, giọng nói và ngôn ngữ. Sử dụng các từ khóa dưới để giúp bạn tìm ra các tổ chức có thể trả lời câu hỏi và cung cấp thông tin điện tử hoặc thông tin giấy của viêm tai giữa:

  • Viêm tai giữa
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Nhận thức sớm và mất thính lực ở trẻ em

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIÊM GAN LÀ GÌ?

     Viêm gan gần đây xuất hiện nhiều trên các tin tức. Những báo cáo mới cho thấy xuất hiện ở trẻ em khắp thế giới. Các bác sĩ không chắc lý do tại sao. Viêm gan tức là sự viêm tại vị trí gan. Viêm là sự bảo vệ của cơ thể với tổn thương hoặc nhiễm khuẩn. Không phải lúc nào cũng biết được nguyên nhân viêm gan là gì?

     Virus là nguyên nhân thông thường nhất. Có 5 lọa virus mà chúng ta biết là nguyên nhân gây bệnh: viêm gan siêu vi A, B, C, D và E. Viêm gan siêu vi A và E thường phân tán qua thức ăn hoặc nước. Viêm gan siêu vi B, C và D bị nhiễm qua việc tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể người bệnh.

     Những virus khác cũng có thể gây triệu chứng viêm gan. Thông thường, cơ thể của bạn có thể loại bỏ các loại nhiễm khuẩn, nhưng thỉnh thoảng, chúng trở nên mạn tính hoặc kéo dài.

     Những nguyên nhân khác của viêm gan bao gồm nghiện rượu, nhiễm độc, sử dụng thuốc hoặc các bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn xảy ra khi sự bảo vệ của cơ thể đáp ứng lên bệnh không như ý. Điều này gây ra việc cơ thể của bạn bị tấn công bởi chính tế bào và cơ quan của bạn, ví dụ như gan.

     Viêm gan mạn tính có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Chúng có thể tổn thương gan của bạn và gây ra suy gan, ung thư gan.

Nguồn: NIDCD

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •