DANH MỤC CHIA SẼ
Dương Thị Việt Trinh – Khoa Cấp Cứu Nhi
Ở trẻ em hầu hết nguyên nhân bị ong đốt là do trẻ tò mò, khám phá vô tình chọc vào tổ ong hoặc trong gia đình có nuôi ong lấy mật.
Triệu chứng
Sau khi bị ong đốt, phụ thuộc vào số lượng vết đốt, vị trí đốt và độc tính của loài mà triệu chứng sẽ đa dạng từ nhẹ cho đến rất nặng, thậm chí tử vong
- Biểu hiện tại vết đốt: phù nề, đỏ da vùng quanh vết đốt, đau nhiều
- Biểu hiện toàn thân: phù, đỏ da, mày đay, ngứa khi trẻ bị dị ứng nọc ong, nước tiểu có màu đỏ, đen
- Biểu hiện sốc phản vệ: khó thở, tím tái, tay chân lạnh, tụt huyết áp, nôn ói, tiêu chảy, …
Xử trí ban đầu
- Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra, không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương.
- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước lạnh. Nếu có thể hãy sát khuẩn bằng dung dịch cồn y tế hoặc dung dịch sát khuẩn.
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu
- Trẻ than mệt, biểu hiện toàn thân hoặc sốc phản vệ như đã mô tả
- Có nhiều hơn 10 vết đốt
- Thay đổi màu sắc của nước tiểu
Chăm sóc trẻ tại nhà cần lưu ý
- Cho bé uống nhiều nước
- Theo dõi nước tiểu: số lượng, màu sắc
Phòng ngừa
- Phụ huynh giáo dục cho con trẻ bình tĩnh khi gặp ong, nên đứng yên, dùng tay che mắt miệng chờ ong tự bay đi, không nên chạy và la hét tránh để ong đốt vào vùng đầu mặt cổ, vùng hầu họng, quanh mắt.
- Không nên để cây cối mọc rậm rạp xung quanh nhà, thường xuyên vệ sinh và phát quang bụi rậm để phòng ngừa ong đến làm tổ.
- Khi đi rừng hay đi đến nơi có nhiều bụi rặm nên cho trẻ mặc đồ bảo hộ tối màu và không sử dụng hoá chất có mùi thơm ngọt.
Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc Bộ Y tế
- Trang wed Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố