BS Nguyễn Ngọc Thúy Hường
-Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thường gặp, một trong những nguyên nhân gây hàng đầu tử vong ở trẻ em
– Bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp khi chuyển mùa.
– Do đó phát hiện bệnh chủ yếu dựa vào nhận biết các biểu hiện của bệnh và chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ VIÊM PHỔI NHƯ THẾ NÀO?
– Cha mẹ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
– Khi trẻ sốt: chườm ấm tích cực. Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
– Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đàm nhớt hiệu quả: trước ăn hoặc sau ăn ít nhất 1 giờ, khum bàn tay lại, vỗ từ bên trái qua bên phải, khoảng 3-5 phút mỗi khu vực, không vỗ vào xương ức, xương sống, dạ dày.
– Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.
– Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc cẩn rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ
– Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhiều cử trong ngày.
– Cho trẻ uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt.
KHÔNG NÊN
– Không cạo gió, cắt lễ
– Không dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
– Không mặc quần áo dày khi sốt cao, quấn khăn kín.
DẤU HIỆU NẶNG CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN NGAY
– Thở mệt, tím tái
– Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên
– Co lõm ngực
– Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM PHỔI:
– Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin như bạch hầu – ho gà- uốn ván, Hemophilus influenzae typ B ( Hib), phế cầu, cúm,…
– Bảo đảm vệ sinh môi trường nhất là khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
– Trẻ phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đến khi 2 tuổi
– Dinh dưỡng thích hợp để tránh suy dinh dưỡng.
– Rửa tay, cách ly trẻ với người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, chương Hô Hấp, “Viêm phổi do virus”, “Viêm phổi do vi khuẩn ở Trẻ em”, “Viêm phổi không điển hình ở Trẻ em”, Bộ y tế ( 2015) Tr 258-269.
2.Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. HCM, “ Viêm phổi cộng đồng ở Trẻ em’’, Tr 682-688