BS. CKI Đào Thành Trung
1 ĐẠI CƯƠNG
Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất hoặc điện. Bỏng được phân loại theo độ sâu (bỏng dày cục bộ bề mặt và bỏng dày cục bộ sâu, bỏng dày hoàn toàn) và phần trăm bỏng trên tổng diện tích bề mặt cơ thể. Các biến chứng và các vấn đề liên quan bao gồm sốc giảm thể tích, tổn thương do hít, nhiễm trùng, sẹo và co thắt.
2 NGUYÊN NHÂN
2.1 Nhiệt
– Nóng: tia nắng, nước sôi, lửa cháy, các vật đang nóng (sắt, nhựa,…), hơi nóng
– Lạnh: nhiệt độ thấp (đông lạnh) làm co thắt và đông nghẽn mạch máu gây thương tổn sâu và tiến triển chậm.
Bỏng nhiệt gây thương tổn mô tùy vào thời gian tiếp xúc và nhiệt độ. Khi ngưng tiếp xúc thì sự hủy hoại mô cũng ngừng tiếp diễn.
2.2 Điện
Bỏng điện là kết quả của sự sinh nhiệt và điện di của màng tế bào liên quan đến dòng điện tử lớn. Bỏng điện cao thế (> 1.000 vôn) thường gây tổn thương mô sâu trên diện rộng đối với các mô dẫn điện, chẳng hạn như cơ, dây thần kinh và mạch máu, mặc dù tổn thương da rõ ràng là rất ít.
2.3 Hóa chất
Các là axit mạnh, kiềm mạnh (ví dụ: chất nhuộm, xi măng), phenol, cresols, khí mù tạc, phốt pho và một số sản phẩm dầu mỏ (ví dụ, xăng, sơn mỏng). Hoại tử da và mô sâu hơn gây ra bởi các tác nhân này có thể tiến triển trong vài giờ.
3 PHÂN LOẠI
3.1 Theo độ sâu
– Độ I: thương tổn chỉ ở lớp sừng
– Độ II: thương tổn hét lớp thượng bì đến lớp màng đáy
– Độ IIIa: thương tổn đến phần nông của lớp bì, còn chân lông và tuyến mồ hôi
– Độ IIIb: thương tổn toàn bộ lớp da
– Độ IV: hoại tử lớp da và cơ quan bên dưới
3.2 Theo diện tích bỏng
Bỏng có diện tích càng rộng thì tiên lượng càng nặng
3.3 Theo vị trí bỏng
Ở một số vùng đặc biệt của cơ thể, bỏng thường kèm theo biến chứng như:
– Vùng cổ – ngực: ảnh hưởng đến hô hấp
– Các lỗ tự nhiên như mắt, mũi, miệng, hậu môn: dễ bị bít hẹp
– Vùng khớp: dễ bị cứng khớp.
4 SƠ CỨU BỎNG
4.1 Các bước sơ cấp cứu cơ bản khi nạn nhân bị bỏng:
1- Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tác nhân. Cắt bỏ toàn bộ phần áo quần che phủ vết bỏng. Chú ý không cởi bỏ quần áo để tránh gây lột da vùng bỏng. Cũng không cởi áo qua đầu vì có thể làm nạn nhân bị bỏng ở mặt.
2- Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 – 20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15 – 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 – 30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề.
3- Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn để giảm đau tại chỗ.
4- Người bị bỏng cần được uống nước nhiều, nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol để phòng sốc bỏng.
5- Tìm mọi cách đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất (khi nạn nhân còn tỉnh táo). Tránh chuyển nạn nhân đi khi còn đang sốc.
Lưu ý rằng đối với nạn nhân bị bỏng do điện giật, có trường hợp bị ngưng thở, tim ngừng đập, ngay lập tức phải sơ cứu nạn nhân tại chỗ, đặt nạn nhân nằm xuống nền đất cứng, hô hấp nhân tạo cho đến khi nạn nhân thở lại và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.
4.2 Những điều không nên làm khi sơ cứu bỏng
Không được ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh, vì vùng da bị bỏng khi qua lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị hạ xuống, dẫn tới tình trạng co mạch máu, co cơ, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
Không áp dụng các cách phản khoa học như bôi nước mắm, vắt nước củ ráy hoặc củ chuối lên vết bỏng. Điều này chỉ khiến cho vết bỏng dễ bị nhiễm trùng hơn và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Không bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng. Kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như mọi người nghĩ, nó chứa chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vùng da bị bỏng còn làm cho nạn nhân cảm thấy đau đớn hơn. Chỉ nên sử dụng kem đánh răng cho các trường hợp bỏng axit: sau khi đã làm loãng nồng độ axit trên da bằng cách ngâm nước thì bạn có thể bôi kem đánh răng lên vùng da bị bỏng để trung hòa axit còn dư trên da, sau đó rửa sạch lại với nước.
Không chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào