Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ, không có một loại thực phẩm nào tốt hơn sữa mẹ và người mẹ nên cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách để sữa về nhiều sau sinh.

 

 

  1. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất đối với trẻ

          Trong những năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn đầy đủ nhất, thích hợp nhất đối với trẻ. Trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.

          Trong sữa mẹ có kháng thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

          Không chỉ là biện pháp tiết kiệm hiệu quả về kinh tế, nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp gắn bó tình mẫu tử, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hoà của trẻ. Đồng thời, khi cho con bú cũng giúp bà mẹ giảm căng thẳng và giúp nhanh lấy lại vóc dáng.

Sữa non được ví như một liều “vaccine tự nhiên” đầu đời, có các thành phần tạo miễn dịch thụ động cho trẻ. Trẻ được bú sữa non trong những ngày đầu tiên giúp đào thải phân su nhanh, tránh vàng da, giúp tăng cường miễn dịch, giảm nhiễm khuẩn, giảm mức độ nặng khi trẻ bị nhiễm bệnh.

 

 

          Sữa mẹ có lợi ích vượt trội nhưng không phải bà mẹ nào cũng có sữa nhiều sau sinh, điều đó có thể do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy có cách nào để giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh không? Đây cũng là câu hỏi của nhiều sản phụ muốn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

  1. Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh

Cơ chế tiết sữa là cơ chế thần kinh thể dịch. Khi cho con bú nhiều thì cơ thể người mẹ sẽ tiết ra chất hormone trong cơ thể, đó là prolactin giúp tái tạo sữa và oxytocin làm xuống sữa. Vì vậy, việc cho con bú đều đặn, thường xuyên, mẹ được nằm cạnh con, cho con bú theo nhu cầu là biện pháp giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú.

          Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp mẹ có lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt. Để tăng cường lượng sữa cho con bú, các bà mẹ cần lưu ý như sau:

          – Trước nhất là tinh thần cần phải lạc quan, luôn có niềm tin mình sẽ có đủ sữa cho con bú. Cần cố gắng duy trì giấc ngủ 8 giờ/ngày, nên ngủ trưa, tranh thủ lúc con ngủ mẹ cũng nên nghỉ ngơi.

 

          – Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm dinh dưỡng bao gồm:

  • Chất đạm(protein): thịt, cá, trứng, sữa…
  • Tinh bột: cơm, gạo, khoai, mì, phở…
  • Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng…
  • Vitamin và khoáng chất: các loại rau, củ, quả tươi…

          – Đảm bảo uống đủ nước từ: nước lọc, nước canh, nước hoa quả… Duy trì lượng trung bình từ 2-2,5 lít nước/ngày. Uống nước rải rác trong ngày. Nên uống nước vào lúc trước và sau mỗi bữa bú để giúp tái tạo sữa trong quá trình cho con bú sau đó nữa.

          – Việc duy trì em bé bú liên tục theo nhu cầu, ngậm vú đúng cách cũng rất quan trọng giúp kích thích sữa tái tạo và duy trì nguồn sữa mẹ.

          – Biện pháp massage bầu ngực cũng rất hiệu quả giúp kích thích sữa về nhiều.

            – Các bà mẹ nên hút hoặc vắt sữa khi em bú không hết để duy trì lượng sữa luôn dồi dào, luôn luôn mới và có nhiều sữa cho bé bú hơn.

          Để có đủ sữa cho con bú, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mẹ ngay trong thời kỳ mang thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái để tăng cân tốt, đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

          Khi cho con bú, cần phải ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc. Khẩu phần ăn của người mẹ cao hơn mức bình thường. Có thể ăn các món ăn cháo chân giò, ý dĩ, vừng… có tác dụng kích thích bài tiết sữa nhưng không nên lạm dụng mà cần ăn đầy đủ các thực phẩm khác. Nên hạn chế các thức ăn nhiều gia vị như ớt, hành, tỏi vì có thể gây mùi khó chịu khiến trẻ dễ bỏ bú.

  1. Cần cho trẻ bú cả sữa đầu và sữa cuối

Sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?

          Nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nhưng vẫn chưa biết được sự khác nhau giữa sữa đầu và sữa cuối như thế nào. Khi trẻ bú sữa mẹ có sự khác biệt giữa sữa đầu và sữa cuối, thành phần dinh dưỡng và tác dụng cũng khác nhau. Cụ thể:

– Sữa đầu bửa: Sữa đầu được sản xuất vào khoảng 10 phút đầu của cữ bú, có màu sắc nhạt, xanh non hoặc màu trắng trong, số lượng nhiều. Trong đó thành phần chủ yếu là nước, protein, vitamin, khoáng chất, lactose cao nhưng ít béo.

Ở những mẹ có nhiều sữa, khi bé bú có thể xuất hiện các tia sữa. Sữa đầu có vị hơi lợ gần giống orezol giúp trẻ bù đủ điện giải. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ nhanh bị đói và không bụ bẫm.

– Sữa cuối bửa: Thông thường, cơ thể mẹ có thể sản sinh ra 60ml sữa cuối. Sữa cuối tiết ra sau sau khi bé bú hết lượng sữa đầu. Sữa cuối có thành phần dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là chất béo vì vậy sữa cuối của mẹ sẽ đặc sánh, hơi vàng và trắng đục. Sữa cuối thường chảy thành giọt và không bắn thành tia.

          Sữa cuối cung cấp nhiều năng lượng, vitamin A, D, E, K. Vì vậy trẻ bú sữa cuối sẽ bun bẫm, nhanh lớn, no lâu.

          Các mẹ cần làm gì để cân bằng sữa đầu và sữa cuối?

  • Các mẹ cần cân đối để con bú cả sữa đầu và sữa cuối. Các mẹ cần cho bé bú cạn một bên ngực trước khi đổi bên khi con chưa no. Nếu mẹ có quá nhiều sữa các mẹ có thể vắt bớt sữa đầu và cho bé bú tiếp sữa còn lại.
  • Thời gian cho con búcũng khá quan trọng. Với trẻ sơ sinh bú khoảng 15 đến 20 phút mỗi bên ngực. Khi bé đã lớn không cần bú quá lâu, tùy vào bé có thời gian khác nhau từ 5 đến 10 phút.
  • Cho trẻ bú cả sữa đầu và sữa cuối bữa không chỉ giúp trẻ nhận được tất cả các dưỡng chất và năng lượng có trong sữa mẹ mà còn kích thích lên sữa cho cữ bú tiếp theo./.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •