BS Tống Hồ Ngọc Hưng
Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra và có thể gây thành đại dịch.
Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào tháng 2 đến tháng 4 và từ thàng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây biến chứng: viêm não, viêm cơ tim…thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh rất dể lây do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn, thức uống hay vật dụng, đồ chơi, qua bàn tay kém vệ sinh của người lớn.
Siêu vi trùng gây bệnh có trong nước miếng, phân, nuớc tiểu của trẻ bệnh.
LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH SỚM ?
Trẻ có những biểu hiện sau: trẻ quấy, bỏ ăn, miệng nhiều nước miếng, có tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng. Dấu hiệu bóng nước: miệng, lòng bàn tay,chân, gối, mông, khủy.
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BÁO HIỆU BỆNH NĂNG Ở TRẺ MÀ CHA, MẸ CẦN CHÚ:
– Sốt cao trên 390C hay sốt hơn 2 ngày .
– Giật mình chới với: lúc bắt đầu giấc ngủ hay vừa nằm xuống (phụ huynh nên học cách phát hiện triệu chứng này.)
– Run chi, run người.
– Đi loạng choạng.
– Yếu tay chân.
– Thở mệt.
– Nôn ói nhiều.
– Quấy khóc liên tục.
Triệu chứng bệnh rất nặng: thở mệt, da nổi bong,vã mồ hôi lạnh, lơ mơ mất tri giác…
NHƯ VẬY THÌ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG SẼ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.
Khoảng 90% trẻ được theo dõi và điều trị tại nhà.
– Cách ly: không đi học, không đến chỗ đông người trong 10 ngày.
– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
– Giảm đau, hạ sốt.
- Bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao.
– Thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay.
LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG:
– Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vacxin phòng bệnh.
– Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
– Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
– Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
– Người lớn cũng phải rửa tay đặc biệt trước khi tiếp xúc với trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng
- Bệnh viện Nhi đồng 1 (2013), ‘Bệnh tay chân miệng”, Phác đồ điều trị nhi khoa, Nhà xuất bản y học, Tr: 465- 470.
- Bệnh viện Nhi đồng 2 (2016), “Bệnh chân-Tay-Miệng”, Phác đồ điều trị Nhi khoa , Nhà xuất bản Y học, Tr: 891-899.