Dương Thị Việt Trinh
WHO dự đoán số ca mắc bệnh trong năm nay sẽ sớm vượt quá tổng số ca được báo cáo vào năm 2023. Từ giữa năm 2024, bệnh viện Sản Nhi An Giang đã tiếp nhận điều trị nội trú và ngoại trú nhiều trẻ mắc bệnh sởi.
Bệnh sởi là gì
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi, có thể tự khỏi nếu không có biến chứng (viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm thanh quản, viêm kết mạc, …)
Bệnh lây lan thành dịch qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện …
Triệu chứng của bệnh sởi
Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày, biểu hiện đặc trưng
+ Sốt cao
+ Viêm long đường hô hấp trên: chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, chảy nước mắt, mũi, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt
+ Có hạt Koplik trong miệng
+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ tai, đầu, mặt, cổ, lan đến ngực lưng cánh tay, cuối cùng bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay
Khi nào cần đưa trẻ đến khám
- Sốt cao liên tục
- Khó thở, thở nhanh
- Trẻ co giật lơ mơ, không uống được, nôn tất cả mọi thứ
Hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ khác
- Hạ sốt khi thân nhiệt > 38°C
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ, không kiêng tắm kiêng gió
- Dinh dưỡng theo nhu cầu
- Bổ sung Vitamin A:
+ Trẻ dưới 06 tháng: uống mỗi ngày 50.000 đơn vị, 02 ngày liên tiếp
+ Trẻ 06- dưới 12 tháng: uống mỗi ngày 100.000 đơn vị, 02 ngày liên tiếp
+ Trẻ trên 12 tháng tuổi: : uống mỗi ngày 200.000 đơn vị, 02 ngày liên tiếp
Phòng bệnh
Tiêm ngừa sởi theo lịch tiêm chủng mở rộng
Tài liệu tham khảo
- Phác đồ Nhi đồng 1 2020
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC)
- Trang wed của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)