BỆNH QUAI BỊ VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

CN ĐD Nguyễn Thị Hà My – Phòng CTXH CSKH

Bệnh quai bị là bệnh lây qua đường hô hấp, vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do bệnh nhân thải ra ngoài sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy các bệnh nhân sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như mắc phải.

Tác nhân, đặc điểm của bệnh quai bị

  • Tác nhân gây bệnh do vi rút quai bị (Mumps virus), khả năng tồn tại trong môi trường của vi rút khoảng từ 30 – 60 ngày.
  • Bệnh thường có biểu hiện: sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt, cso thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.

Dịch tễ học, nguồn lây nhiễm của bệnh quai bị

  • Bệnh thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nam giới thường cao hơn nữ.
  • Ố chứa và nguồn lây nhiễm chủ yếu của bệnh quai bị là người. Thời gian ủ bệnh kéo dài, trung bình khoảng 18 ngày, do đó khả năng lây nhiễm của bệnh rất cao.

Các biện pháp phòng tránh bệnh quai bị

  • Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về tác hại của bệnh quai bị, nhất là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, về đối tượng và cách thức sử dụng vắc xin phòng bệnh chủ động, về các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, về phát hiện sớm và khai báo dịch kịp thời cho y tế.
  • Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất là sử dụng vắc xin quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
  • Biện pháp vệ sinh: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đường mũi họng, vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời, khử khuẩn bề mặt.

Tài liệu tham khảo: Cẩm nang Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Bộ Y Tế – Cục Y Tế Dự Phòng và Môi Trường

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •