BỆNH LÝ LOÃNG XƯƠNG VÀ ĐO LOÃNG XƯƠNG

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

Loãng xương là gì?

  Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống xương, bệnh này làm giảm sức mạnh của khung xương trên cơ thể bằng cách tăng phần xốp của xương giảm khung protein và lượng calci gắn vào các khung protein của xương.

  Hiện nay bệnh loãng xương được coi là một bệnh dịch âm thầm lan rộng khắp thế giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. ở tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của tác giả H. T. T. Nguyen ( 2009) tại Hà nội thì tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ Việt nam có tỷ lệ 23-26% cao hơn so với các nước khác trên thế giới.

Các loại loãng xương?

  Loãng xương người già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi với tỷ lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm do ở người già tăng quá trinh hủy xương và giảm quá trinh tạo xương.

  Loãng xương sau mãn kinh là loãng xương xuất hiện sau tuổi mãn kinh trong vòng 6 hoặc 8 năm, do tăng quá trinh hủy xương quá trinh tạo xương binh thường.

  Loãng xương thứ phát : Là loãng xương liên quan đến những bệnh lý, những yếu tố có thể gây ra hậu quả loãng xương như kém phát triển thể chất, ít hoạt động thể lực, Sinh con nhiều lần nhưng dinh dưỡng không đầy đủ. …..Kiểu loãng xương này có thể thấy ở mọi lứa tuổi.

Làm cách nào để chẩn đoán loãng xương?

  Để chuẩn đoán loãng xương thông thường người ta thường sử dụng các phương pháp không xâm lấn sau:

  Siêu âm: thường được sử dụng trong chẩn đoán ban đầu. Siêu âm sử dụng sóng âm để xác định mật độ xương (thường là xương gót). Phương pháp siêu âm nhanh, không gây đau và không sử dụng chất phóng xạ như trong phương pháp X quang nhưng không đo được mật độ xương của các xương gần rạn, gãy do loãng xương như cổ xương đùi và xương sống.

  Đo hấp phụ năng lượng tia X kép (Dual Energy Xray Absorptiometry- DEXA): Sử dụng hai chùm tia X hướng vào một số vị trí nào đó của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi hay toàn bộ cơ thể và đo năng lượng của chùm tia đó khi nó ra khỏi cơ thể..

  Đo hấp phụ năng lượng tia X đơn (Single-energy Xray absorptiometry – SXA) có thể được sử dụng nhưng không thông dụng bằng DEXA.

  Đo hấp phụ năng lượng quang phổ kép (Dual Energy Photon Absorptiometry- DPA) ( Sử dụng chất phóng xạ để sản sinh bức xạ và có thể đo mật độ xương ở xương hông và xương sống.

  Đo hấp phụ năng lượng quang phổ đơn (Sing le Energy Photon Absorptiomtry- SPA)

  Quantitative computed tomography (QCT là một dạng của CT để đo mật độ xương cột sống (đốt sống). Peripheral QCT (pQCT) sử dụng để đo mật độ xương ở chi (như xương cổ tay). QCT ít được áp dụng vì giá thành cao, sử dụng liều xạ cao và kém chính xác hơn DEXA, DPA.

  Từ năm 2002, các hội nghị quốc tế về loãng xương đã thống nhất quan điểm về giá trị của các loại máy đo mật độ xương: máy đo mật độ xương dùng siêu âm chỉ có giá trị sàng lọc máy sử dụng tia X năng lượng kép DEXA mới có giá trị chẩn đoán.

Ai có thể có nguy cơ loãng xương và cần phải đo mật độ xương ?

  Những trẻ em hay cá nhân kém phát triển thể chất từ khi còn nhỏ, đặc biệt là còi xương, suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu protid, thiếu canxi hoặc tỷ lệ canxi/phospho trong chế độ ăn không hợp lý, thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D… Vì vậy khối lượng xương đỉnh ở tuổi trưởng thành thấp. Đây được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh loãng xương.

  Người có tiền sử gia đình có cha, mẹ bị loãng xương hoặc gãy xương, hay bản thân đã bị gãy xương.

  Người ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, bất động quá lâu ngày do bệnh tật hoặc do nghề nghiệp.

  Người có thói quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

  Người bị mắc một số bệnh: Thiểu năng các tuyến sinh dục nam và nữ (suy buồng trứng sớm, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn, …), bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận), bệnh mạn tính đường tiêu hóa làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid… ảnh hưởng chuyển hóa canxi và sự tạo xương, bệnh suy thận mạn hoặc phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu, các bệnh xương khớp mạn tính đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

  Người dùng dài hạn một số thuốc: chống động kinh, thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống đông các thuốc kháng viêm nhóm corticosteroid .

  Hiện nay Bệnh viện Sản Nhi An Giang đã trang bị máy đo mật độ xương bằng tia X quang DEXXUM T của hãng OsteoSys – Hàn Quốc với nguyên lý hoạt động dùng 2 tia X năng lượng thấp dạng pencil beam với hệ thống phát tia X (DEXA ) hầu như không phát tán phóng xạ và rất an toàn, không cần biện pháp bảo hộ đặc biệt đối với bệnh nhân và nhân viên y tế. Thiết bị chiếu tia X từ hai nguồn khác nhau đi qua vùng xương cần đo đậm độ. Xương sẽ hấp phụ một lượng xác định tia X và một phần sẽ đi xuyên qua, mật độ xương càng cao, tia X đi xuyên qua nó càng ít. Bằng cách dùng hai nguồn phát tia X thay vì một sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác trong đo mật độ xương. Vị trí quét cột sống AP, xương đùi kép, xương cẳng tay với thời gian quét hình nhanh (quét nhanh; 65-85 giây) quét chậm (xương cẳng tay 5 phút 53 giây) với phần mềm chẩn đoán đo loãng xương, đo mỡ cơ thề, chẩn đoán nguy cơ gãy xương với các thông số BMD, BMC, diện tích độ dày mô, mỡ cơ thể.

  Xác định được tình trạng loãng xương, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn về lối sống, ăn uống và cách diều trị để phòng ngừa bệnh loãng xương giúp cho cơ thể này căng khỏe mạnh sống vui sống khỏe.

vtytdangbai
vtytdangbai1NEW
vtytdangbai2

Nguồn tin : Th.DS, Tô Minh Cường

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •