ĐƠN NGUYÊN KHÁM CHỮA BỆNH THEO YÊU CẦU
- Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao phổi?
- Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ nhiễm lao, đó là do hệ miễn dịch giảm, chế độ ăn uống không đủ chất, mất sức và mệt mỏi, ngoài ra sự thai đổi nội tiết tố làm cho các tổ chức phổi, tổ chức xơ sẹo trở nên mềm hơn, làm cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động hơn.
2. Các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh lao phổi:
– Ho (thường kéo dài trên 3 tuần)
– Đau ngực
– Mệt mỏi
– Chán ăn, cảm giác ăn không ngon
– Ớn lạnh
– Sốt hoặc đổ mổ hôi vào ban đêm
3. Ảnh hưởng của bệnh lao lên mẹ bầu và bé:
Khi bị vi khuẩn lao tấn công, cơ thể dễ bị suy kiệt nên nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu rất cao. Bệnh lao không chỉ khiến cho cơ thể người mẹ bị tàn phá mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Khi người mẹ mắc bệnh thì những đứa con cũng dễ dàng bị lây bệnh, thậm chí lây ngay từ khi còn là bào thai, đó là lao bẩm sinh.
Bà bầu mắc lao ở cuối thai kỳ có tỷ lệ tử vong tăng lên tới 4 lần và tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cũng tăng. Tuy nhiên, bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu đi khám và điều trị đúng.
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh lao ở phụ nữ mang thai:
Thai phụ cần đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh. Làm các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng tại các bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để biết chắc chắn mình có bị bệnh lao hay không. Nếu mang thai giai đoạn đầu, thai phụ cần thông báo với bác sĩ để dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi dùng kết hợp nhiều loại thuốc hỗ trợ điều trị lao, thai phụ cần tuân thủ theo đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ. Tránh tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể.
- Nuôi con bằng sữa mẹ ở phụ nữ mắc bệnh lao:
Không nên ngăn cản việc cho con bú đối với những phụ nữ đang được điều trị bằng thuốc chống lao hàng đầu vì nồng độ của những loại thuốc này trong sữa mẹ quá nhỏ để gây độc cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Tuy nhiên, việc cách ly đối với bé là rất cần thiết. Người mẹ cần phải mang khẩu trang mỗi khi ở gần, chăm sóc con hoặc cho con bú… cho đến khi vi khuẩn lao âm tính. Con của người mẹ mắc lao phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện lao bẩm sinh và phải được tiêm vắc-xin phòng lao BCG sớm để phòng bệnh lao sơ nhiễm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- https://www-cdc-gov.translate.goog/tb/topic/treatment/pregnancy.htm?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=tc
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/can-trong-voi-benh-lao-o-thai-p-1