BS Đào Thành Trung – Khoa Ngoại Nhi
1. U hạt rốn
U hạt rốn là khối mô nhỏ mọc từ đáy rốn, được bắt gặp sau khi rốn rụng. Thành phần u hạt rốn là nguyên bào sowuj và mạng lưới mao mạch phong phú. U hạt rốn có kích thước từ 1mm đến 1cm có thể có cuống. U hạt rốn được điều trị bằng cách cắt u hạt rốn.
2. Nhiễm trùng rốn
Nhiễm trùng rốn là vấn đề phổ biến ở các nước đang phát triển. Nhiễm trùng rốn chiếm hơn ¼ các trường hợp nhập viện ở trẻ sơ sinh. Viêm mô tế bào có thể tiến triển đến viêm cân cơ, đó là một diễn tiến khó lường trước được. Cân cơ có thể bị hoại tử với các dấu hiệu: sưng nề bụng, mạch nhanh, ban xuất huyết, bỏng rộp, sốt, tăng bạch cầu.
Hoại tử cân cơ và hoại thư rốn có thể dẫn đến tử vong cần phải cắt lọc mô hoại tử rộng rãi. Cần cắt lọc tất cả mô nhiễm trùng đến mô sống. Rốn bắt buộc phải được cắt bỏ. Nếu khuyết mô nhiều cần đặt miếng vá nhân tạo.
3. Tồn tại ống rốn – ruột
Tồn tại ống rốn ruột là chỉ các bất thường thông nối từ ruột đến rốn, bao gồm các tồn tại như là: xoang rốn, nang rốn, màng nhầy, dây dính.
Khi có tồn tại ống rốn ruột, rốn sẽ tiết dịch tiêu hóa hoặc rỉ dịch rốn. Cần phải thám sát đầy đủ tất cả cấu trúc rốn và dưới rốn. Tồn tại ống rốn ruột có nguy cơ nhiễm khuẩn và gây các triệu chứng viêm nhiễm cấp. Các dạng tồn tại ống rốn ruột luôn có nguy cơ gập góc, xoắn và thoát vị gây ra tắc ruột.
Các tồn tại ống rốn ruột hiếm khi xảy ra tự thoái hóa.
4. Tồn tại ống rốn – bàng quang
Tồn tại ống rốn bàng quang là hình thái có sự thông nối giữa rốn và bàng quang với biểu hiện chảy nước tiểu từ rốn. Khi rốn có triệu chứng rỉ dịch rõ cần nghi ngờ và tìm tồn tại ống rốn – bàng quang.
Tồn tại ống rốn – bàng quang gồm các hình thái: thông nối bàng quang và rốn, xoang rốn- bàng quang, nang rốn- bàng quang.
Đau kèm thắt vạn của rốn mỗi khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của một dáng ống rốn – bàng quang.
Phẫu thuật là lựa chọn cho việc điều trị ống rốn – bàng quang.