BÀN CHÂN KHOÈO Ở TRẺ EM

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

1.   ĐẠI CƯƠNG

Chân khoèo bẩm sinh là tật bẩm sinh của bàn chân bị nhón gót và vẹo trong, bao gồm 3 biến dạng: gập lòng khớp cổ chân, vẹo trong và áp bàn chân. Chân khoèo chiếm tỉ lệ 1/1000  trẻ sơ sinh, tỉ lệ nam:nữ là 2:1. Tỉ lệ 50 %  chân khoèo ở 2 bên. Cha hoặc mẹ bị chân khoèo, tần xuất con bị chân khoèo là 3%–4%. Cả cha và mẹ đều bị thì tần xuất là 25%

2 .    PHÂN LOẠI BÀN CHÂN KHOÈO Ở TRẺ EM

2.1        Phân loại theo bệnh nguyên

Theo Sullivan J, có thể phân loại BCK theo nguyên nhân như sau:

2.1.1        BCK tư thế

Mềm và được cho là do tư thế trong tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ. Điều trị bảo tồn có kết quả nhanh chóng.

2.1.2        BCK bẩm sinh vô căn

Là những dạng kinh điển với độ cứng vừa phải mà nguyên nhân chưa được rõ.

2.1.3        BCK bệnh lý

Là những BCK phối hợp với các loại rối loạn thần kinh cơ hoặc các hội chứng toàn thân như thoát vị màng não tủy, cứng đa khớp bẩm sinh. Thường khó điều trị vì rất cứng.

2.2        Phân loại theo Dimeglio A

Phân loại theo Demiglio giúp đánh giá các thành phần biến dạng: thuổng, vẹo trong, xoay trong, khép, lõm, nếp gấp sau, nếp gấp trong và sức cơ. Các thành phần thuổng, vẹo trong, xoay trong và khép được đánh giá 0-4 điểm

Mỗi biến dạng lõm, nếp gấp sau, nếp gấp trong và sức cơ được tính 1 điểm. Điểm tổng cộng được phân thành: Độ I (nhe) < 5 điểm, Độ II (vừa) < 10 điểm, Độ III (nặng) < 15 điểm, Độ IV (rất nặng) >15 điểm.

3      ĐIỀU TRỊ

3.1        Nguyên tắc điều trị

Chỉnh sửa bàn chân về tư thế đúng, gia tăng lực cơ.

Ngăn ngừa co rút gân gót, biến dạng tái phát.

3.2        Chỉ định điều trị

3.2.1        Điều trị bảo tồn:

Thời điểm điều trị càng sớm càng tốt + Bắt đầu sớm ngay sau sinh 7– 10 ngày.

Bắt đầu trước 9 tháng tuổi, hầu hết các biến dạng bàn chân khoèo có thể được điều chỉnh.

Bắt đầu từ 9 đến 24 tháng có tác dụng trong việc điều chỉnh tất cả hoặc phần lớn các biến dạng ở bàn chân.

Điều trị trễ >2 tuổi có thể được bắt đầu với bó bột Ponseti và hầu hết các trường hợp cần có phẫu thuật chỉnh sửa nhưng mức độ phẫu thuật sẽ ít hơn trường hợp  không áp dụng phương pháp Ponseti.

3.2.2        Điều trị phẫu thuật:

Trẻ > 2 tuổi

Điều trị bảo tồn thất bại hoặc biến dạng bàn chân đáp ứng kém hoặc chậm

Phẫu thuật càng sớm kết quả càng tốt, kĩ thuật càng đơn giản

3.3        Các phương pháp điều trị

3.3.1        Phương pháp nắn chỉnh bằng tay và bó bột theo Ponseti

3.3.1.1         Nắn chỉnh bằng tay

Trước khi bó bột nắn chỉnh bằng tay 2-3 phút cho mỗi bàn chân. Nắn nhẹ nhàng tránh làm trẻ đau và giãy giụa. Các biến dạng được nắn chỉnh xùng lúc trừ biến dạng thuổng

3.3.1.2         Bó bột

Sử dụng bông, tất lót kích cỡ 5-7,5 cm và bột thạch cao 5-7,5 cm.

Thay bột mỗi 7 ngày. Trung bình có 4 lần thay bột; lần 1 chỉnh biến dạng lõm, lần 2 và 3 chỉnh vẹo trong và khép, lần 4 chỉnh biến dạng thuổng. Nếu cắt gân gót thì giữ bột 3-4 tuần.

3.3.1.3      Cắt gân gót

            Chỉ định: gấp mu < 20 độ, sau khi đã chỉnh sửa hết các biến dạng khác (chưa đạt được điểm 0 theo Dimeglio), bàn chân lồi khi cố gấp mu tối đa, bàn chân lõm nặng khó nắn chỉnh và nguy cơ tụt bột tái diễn.

3.3.1.4       Nẹp giạng sau bó bột

Nẹp máng bột sợi thủy tinh hoặc nẹp giạng Denis Brown tự chế được áp dụng.

Các bệnh nhi được hướng dẫn mang nẹp từ 2-3 tháng sau khi hoàn tất các giai đoạn bó bột, sau đó là mang nẹp ban đêm hoặc khi ngủ cho đến khi ít nhất 2 năm tuổi.

3.3.2        Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi điều trị bảo tồn không hiệu quả. Phẫu thuật ít hoặc nhiều xâm lấn tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của bàn chân. Phẫu thuật có thể được giới hạn ở giải phóng phía sau hoặc mở rộng giải phóng phía trong và ít nhiều phía lòng bàn chân; phẫu thuật giải phóng bên ngoài ở những trường hợp nặng.

Gần đây, dựa trên nguyên lý Ilizarov, một số nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã chế ra những bộ khung cố định ngoài để điều trị BCK ở trẻ lớn.

4        THEO DÕI

Tái khám 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 4 năm để theo dõi sự tuân thủ mang giày và tái phát.

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •