Bs.CKI. Dương Quốc Việt
Theo thống kê của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và 33 triệu người không hút thuốc bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Trên diện rộng, 67% trẻ em ở Việt Nam vẫn phải hít khói thuốc thụ động tại nhà hàng ngày.
THUỐC LÁ CHẮC CHẮN CÓ HẠI CHO SỨC KHOẺ
- Tác hại của khói thuốc lên sức khoẻ người hút và người hít xung quanh là hiển nhiên.
TRONG KHÓI THUỐC LÁ CÓ GÌ?
- Nicotine (chất gây nghiện), Benzopyrene hay các Nitrosamine, polonium, vinyl chloride, thạch tín, chì, toluene…
- TỔNG CỘNG: 7000 chất hoá học.
- Trong đó: GÂY ĐỘC: 250 chất!
- TRỰC TIẾP GÂY UNG THƯ: 70 chất!
TẠI SAO KHÓI THUỐC LÀM CON DỄ BỆNH HƠN ?
- Trẻ em hít thở nhanh hơn người lớn, các phản xạ bảo vệ còn chưa hoàn thiện, đường thở non nớt và đặc biệt là không biết tránh xa nơi có khói thuốc lá, do đó chịu nhiều tác động cấp tính và lâu dài. Số liệu cụ thể là hàm lượng cotinine ở trẻ em (chỉ số đánh giá phơi nhiễm nicotin) cao gần gấp đôi người lớn!
- Nguồn khói thuốc có thể đến từ nhiều người già – trẻ, lạ – quen.
Một đứa trẻ sống trong môi trường CÓ KHÓI THUỐC LÁ sẽ TĂNG RÕ RÀNG NGUY CƠ mắc bệnh hô hấp.
NGUY CƠ KHI HÚT THUỐC LÁ THỤ ĐỘNG Ở TRẺ EM
- Gấp rưỡi nguy cơ viêm mũi xoang.
- Gấp đôi nguy cơ viêm tai giữa.
- Tăng nguy cơ viêm amydal.
- Khởi phát cơn hen suyễn. Có thể không gây ra triệu chứng thường xuyên. Nhưng khi các triệu chứng bùng phát, trẻ thở khò khè, ho hoặc có cảm giác căng tức ở ngực. Hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hút thuốc thụ động khiến trẻ bị hen suyễn đến mức cần dùng thuốc điều trị hen hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên hơn.
- Gấp đôi nguy cơ nhiễm não mô cầu (loài vi khuẩn chỉ xâm nhập khi đường thở tổn thương).
- Gấp ba nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh.
- Mắc lao phổi, ung thư phổi.
- Khói thuốc còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu một người phụ nữ (không hút thuốc) sống trong nhà có khói thuốc lá, trẻ được sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân hơn trẻ bình thường khác.
Trước những tác hại của thuốc lá như trên, thiết nghĩ mọi người hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh. Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta nên:
- Không hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc.
- Không hút thuốc lá nơi công cộng.
- Không hút thuốc lá trước mặt trẻ em.
Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc để trẻ em được phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Thông điệp tổ chứ y tế thế giới WHO nhân ngày Thế giới không khói thuốc lá
“THUỐC LÁ – MỐI ĐE DOẠ TỚ MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG TA”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế, “Thực hiện luật phòng chống thuốc lá và hưởng ứng ngày thế giới không khói thuốc lá 31/05 – Tuần lễ quốc gia không khói thuốc lá”, số 2421/BYT – KCB, ngày 11 tháng 05 năm 2022
- Bộ Y tế, “Tăng cường thực hiện Luật PCTH thuốc lá, đẩy mạnh công tác cai nghiện thuốc lá tại các cơ sở y tế và phổ biến thông tin về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha), số 5680/BYT-KCB, nagfy 16 tháng 07 năm 2021
- Vanker và cộng sự; “The association between environmental tobacco smoke exposure and childhood respiratory disease: a review” (2017)
- Tổ chức Ruy băng tím; “Có người nhà hút thuốc, bạn phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật sau” (2016)
http://benhviennhidongnai.org.vn/trangchu/index.php/2013-11-14-08-10-24/giao-duc-suc-khoe/item/285-tac-hai-cua-thuoc-la-thu-dong-den-tre-em.html