I.TỔNG QUAN
Áp xe vú là một khối u chứa mủ phát triển dưới da do nhiễm trùng, là một vấn đề thường gặp, phổ biến hơn ở phụ nữ đang cho con bú nhưng cũng xảy ra ở phụ nữ không cho con bú. Theo một số nghiên cứu viêm vú xảy ra ở 2- 3% phụ nữ đang cho con bú, 5- 11% trong số họ có thể phát triển thành một hoặc nhiều áp xe.
II.NGUYÊN NHÂN
Áp xe vú ở phụ nữ cho con bú thường do nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus và Streptococcal.
Áp xe vú ở phụ nữ không cho con bú thường do kết hợp giữa Staphylococcus Aureus, Streptococcal và vi khuẩn kị khí.
Nhiễm trùng ở vú có thể xảy ra khi:
- Vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt ở núm vú
- Ống dẫn sữa bị tắc
- Tổn thương ở vùng vú như khi xỏ núm vú hoặc cấy ghép vú
Khi bị áp xe vú bệnh nhân có thể cảm thấy một khối trong mô vú cùng với một số triệu chứng như:
- Lượng sữa giảm
- Sưng, nóng, đỏ, đau vùng vú
- Mủ chảy ra từ núm vú
- Sốt cao
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Buồn nôn, nôn
- Xuất hiện các hạch nách cùng bên
IV.CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng:
- Biểu hiện nhiễm trùng
- Sốt
- Hạch nách cùng bên
- Khối u vú có thể sưng nóng đỏ đau, có dấu phập phều, chọc ra mủ hoặc có thể chảy mủ qua núm vú
- Nổi tĩnh mạch dưới da
- Tổng phân tích tế bào máu
- CRP
- Siêu âm vú
- Cấy mủ
Chẩn đoán phân biệt:
- Cương tức tuyến vú
- Tắc ống dẫn sữa
- Galactocele (bọc sữa)
- Ung thư vú giai đoạn viêm cấp (bằng FNA hoặc sinh thiết tất cả các trường hợp áp xe vú ngoài thời kỳ hậu sản để loại trừ ung thư)
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Sử dụng thuốc kháng viêm
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Chườm ấm, massage vú giúp giảm tắc tia sữa, thông tia sữa
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu sữa không lẫn mủ và máu. Cần hút, vắt sữa thừa sau khi cho bé bú để tránh gây ứ đọng sữa, tắt tia sữa
- Khi bệnh nặng, các ổ áp xe to chứa nhiều mủ thì cần phải chọc hút bằng kim hoặc rạch da dẫn lưu dịch trong áp xe kết hợp điều trị nội khoa
- Sẹo
- Vú không đối xứng
- Đau
- Lỗ rò
- Ảnh hưởng về thẩm mỹ
VII.DỰ PHÒNG
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Mát xa nhẹ nhàng bầu vú và cho con bú để hạn chế tắc ống dẫn sữa
- Cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, vắt sạch sữa sau khi cho bú xong
- Vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú
- Tránh làm nứt hoặc xước núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa
- Nếu có biểu hiện của viêm vú cần điều trị ngay để tránh dẫn đến áp xe vú
- Không cai sữa sớm
- Tránh mặc áo ngực quá chật, gây o ép, khó chịu
BsCKI Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Tài liệu tham khảo:
1.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459122/?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR0XbOJLeNspXdKrcH2UdHt0VD-D84LDmOt_mRvmOrViOZgtCNpYxrBv5Ck_aem_ZmFrZWR1bW15MTZieXRlcw
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19680016/
- Bệnh viện Từ Dũ (2022), Phác đồ điều trị sản phụ khoa