NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THIẾU MEN G6PD

DANH MỤC CHIA SẼ
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  

 Thiếu men G6PD là bệnh lý có tính di truyền. Nhiều phụ huynh khi có con mắc bệnh thường băn khoăn, lo lắng. Để giúp cho người chăm sóc trẻ hiểu và an tâm khi chăm sóc trẻ bị bệnh này. Người chăm sóc trẻ có thể sử dụng các nội dung  này để thực hành chăm sóc trẻ bệnh.

  1. Thiếu men G6PD là gì?

      Thiếu men G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase) là một bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể  giới tính X nên trẻ nam thường bị bệnh hơn trẻ gái. Trẻ có thể bị  thiếu máu tán  huyết khi tiếp xúc với các chất oxy hóa.

2.Triệu chứng của trẻ thiếu men G6PD

– Hầu hết trẻ không có triệu chứng gì. Một số có triệu chứng thiếu máu tán huyết  như:

+ Da xanh nhạt, mệt mỏi, chóng mặt

+ Nhịp tim nhanh, khó thở

+ Vàng da

+ Tiểu màu trà đậm

3.Các yếu tố kích hoạt gây tán huyết ở trẻ thiếu G6PD

– Ăn/uống phải một số thực phẩm sau đây:

            

Đâu tằm (fava)                            Vang đỏ                                Đậu nành

                                             

       Việt quất xanh                                                                                               Long não

 – Nhiễm trùng hoặc nhiễm siêu vi

 – Thuốc

                            Các thuốc tuyệt đối không dùng
Thuốc giảm đau:Phenazopyridine

+ Kháng sinh: Fluoroquinolones (Ciprofloxacin, Moxifloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin), Nalidixic acid , Nitrofurantoin, Nifuratel

Dapsone

+ Methylene blue: thuốc điều trị nhiễm trùng tiểu

+ Thuốc trị tiểu đường:Sulfonylureas (glipizide, glyburide)

+ Điều trị sốt rét: Primaquine, Tafenoquine

+ Điều trị ung thư: Rasburicase, Dabrafenib

+ Thuốc điều trị gout: Pegloticase

Các thuốc cân nhắc dùng được
+ Thuốc giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen, liều 10 mg/kg/lần, cách 6 giờ nếu sốt; Acetylsalicylic acid (Aspirin), Antipyrine, Tiaprofenic acid.

+ Vitamin C, Vitamin K (liều điều trị thông thường theo tuổi)

+ Kháng Histamin:Antazoline, Diphenhydramine, Tripelennamine

+ Chống động kinh: Phenytoin

+ Kháng lao: Isoniazid, Streptomycin, Para-aminosalicylicacid

+ Điều trị sốt rét: Chloroquine, Hydroxychloroquine, Quinine

+Thuốc kháng nấm: Clotrimazole

+ Điều trị rối loạn nhịp: Procainamide

+ Điều trị Parkinson: Benzhexol, Levodopa

+ Điều trị Gout: Colchicine, Probenecid

4.Các xét nghiệm chẩn đoán:

– Xét nghiệm sàng lọc bằng máu gót chân.

– Xét nghiệm chẩn đoán xác định: định lượng men G6PD.

  1. Điều trị thiếu men G6PD

 – Hầu hết không cần điều trị.

– Cần  ngừng ngay các yếu tố kích hoạt gây tán huyết.

– Hiếm khi truyền máu trừ khi thiếu máu nặng.

  1. Dự phòng

 – Phải cho bác sĩ biết về tình trạng thiếu G6PD của trẻ.

– Tránh các yếu tố kích hoạt làm vỡ hồng cầu.

– Gia đình có trẻ bị thiếu G6PD cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn về di truyền.

Khoa Hậu phẫu-Hậu sản-BV Sản Nhi AG

Nguồn: Tham khảo theo Bệnh viện Nhi Đồng 1-TP HCM

     

 

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •   
  •